Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Triển lãm ảnh du lịch Việt Nam – Hàn Quốc “Tiềm ẩn và Toả sáng”

du lich viet namTriển lãm ảnh du lịch Việt – Hàn với chủ đề “Tiềm ẩn và Toả sáng” gồm 35 tác phẩm của 30 tác giả hai nước do Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc, Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam.

Đây là một trong những hoạt động văn hóa lớn nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra từ ngày 29/06 đến 14/07 tại phòng triển lãm của Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc.

Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm mang chủ đề du lịch, được lựa chọn là những tác phẩm thể hiện được rõ nhất vẻ đẹp riêng về đất nước và con người của Việt Nam, Hàn Quốc. Triển lãm lần này là một trong những triển lãm trên lĩnh vực mỹ thuật và nhiếp ảnh đa dạng do Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tổ chức.

Trong năm 2006 có tới 420.000 lượt khách Hàn Quốc tới du lịch Việt Nam cho thấy sự hấp dẫn của Việt Nam tại Hàn Quốc. Triển lãm ảnh du lịch Việt Nam – Hàn Quốc lần này sẽ là cơ hội tốt để hai nước giới thiệu và quảng bá du lịch lẫn nhau.

Triển lãm lần này cũng sẽ là dịp để thúc đẩy và tăng cường hơn nữa giao lưu giữa hai nước trên lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh trong thời gian sắp tới. Đặc biệt với sự phổ biến của máy ảnh kỹ thuật số ngày nay hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ quan tâm và đam mê với nhiếp ảnh.

Trong thời gian sắp tới Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu giữa hai nước trên lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh.

Thiên Lam

Du lịch khám phá Việt Nam mừng Vietnamobile một tuổi

Ngày 9/4/2010, nhân dịp kỷ niệm một năm ra mắt trên thị trường Việt Nam, Vietnamobile tặng tất cả khách hàng một chương trình khuyến mại thú vị với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 5 tỷ đồng.
Phần thưởng là 63 chuyến du lịch khắp đất nước với tổng trị giá gần 700 triệu đồng và hàng triệu giải thưởng đặc biệt khác, hứa hẹn một mùa hè vui nhộn dành cho những thuê bao may mắn của Vietnamobile. Chương trình kéo dài hơn 1 tháng từ ngày 9/4/2010 đến hết 20/05/2010.
vmc
Vietnamobile kỷ niệm một năm sinh nhật sẽ dành nhiều quà tặng thú vị cho khách hàng may mắn.

Tất cả các khách hàng Vietnamobile (thuê bao có đầu số 092 và 0188) khi nạp thẻ từ 50.000 đồng trong thời gian khuyến mại sẽ được nhận một quà tặng lên tới 920% giá trị thẻ nạp, và có cơ hội tham gia chương trình quay số trúng thưởng để được nhận một trong 63 giải thưởng hiện vật:

Mô tả ảnh.
Chương trình mừng sinh nhật một năm Vietnamobile.
01 giải đặc biệt: 1 chuyến du lịch dành cho 2 người có giá trị 10 triệu đồng. Ngoài ra Vietnamobile còn tặng thêm khoản chi tiêu lên đến 40 triệu đồng.

62 giải thưởng lớn: 62 chuyến du lịch khám phá Việt Nam với giá trị gần 10 triệu đồng/ giải đang chờ đợi 62 thuê bao may mắn.

Nhân dịp này, bà Elizabete Fong – Tổng điều hành của Vietnamobile chia sẻ: “Năm đầu tiên luôn là năm thử thách của bất kì một doanh nghiệp nào khi bắt đầu đi vào hoạt động. Và chúng tôi hài lòng về những gì mà Vietnamobile đã đạt được tại thị trường Việt Nam”.

“Cho đến nay, hàng triệu người đã gia nhập mạng Vietnamobile càng khẳng định Vietnamobile đang được người dân đón nhận và yêu mến. Những phần thưởng này sẽ là động lực để Vietnamobile tiếp tục nỗ lực vươn lên để đem đến cho người dân Việt Nam một mạng di động chuyên nghiệp với chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Nhân dịp Vietnamobile tròng một năm, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các khách hàng đã ủng hộ Vietnamobile trong thời gian qua”.

Với 50.000 VND được nạp bằng thẻ cào, khách hàng sẽ có 01 cơ hội (tương ứng với 01 mã số trúng thưởng); với 50.000 VND được nạp bằng thẻ điện tử sẽ có 02 cơ hội (tương ứng với 02 mã số trúng thưởng).

Chi tiết về chương trình khuyến mại tại www.vietnamobile.com.vn.

  • Thúy Ngà

Biểu tượng du lịch Việt Nam: Trò đùa hay sự cẩu thả?

Về biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam, những ý kiến bày tỏ sự thất vọng vẫn tiếp tục được gửi đến TNO. Chúng tôi xin đăng ý kiến sau đây của anh Nguyễn Thành Trung

Tôi không hiểu tại sao mà biểu tượng cho ngành du lịch lại là hình ảnh của một cô gái? Chẳng lẽ Việt Nam không thể thu hút được gì ở khách du lịch ngoài con gái hay sao? Đó là chưa kể đến khẩu hiệu. Nó chẳng thu hút được bất kỳ ai cả. Nhưng câu tương tự như vậy bạn có thể thấy được ở khắp mọi nơi. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục cách làm như vậy thì sẽ chẳng thu hút được ai cả, trên tất cả mọi mặt chứ không chỉ riêng ngành du lịch.

Tổng cục Du lịch cần xem xét lại họ đã làm được gì cho du lịch Việt Nam. Tôi nghĩ thà rằng chúng ta chưa có một biểu tượng và khẩu hiệu cho du lịch Việt Nam thì cũng còn hơn là trưng nó lên để cho cả thế giới cười vào sự thiếu sáng tạo đến nhàm chán của Việt Nam. Nếu chúng ta cứ tiếp tục cái kiểu không có được cái hay thì dùng tạm cái dở thì cuối cùng bị thiệt thòi vẫn là bản thân chúng ta. Kiểu trả lời thiếu trách nhiệm của Tổng cục Du lịch là không thể chấp nhận được.

Xin chân thành cảm ơn quý báo đã tạo điều kiện cho bạn đọc chúng tôi được bày tỏ quan điểm của mình.

Nguyễn Thành Trung

Tháng 6: du lịch Việt Nam quá tải

Chưa bao giờ, ngành du lịch Việt Nam đã thu hút một lượng khách lớn, hứa hẹn tương lai tươi sáng như hiện nay. Bắt đầu từ tháng 6/2004, lượng khách đã nườm nượp đến các công ty lữ hành đăng ký đi tour du lịch nước ngoài và nội địa. Tất cả các công ty lữ hành, các hãng hàng không đều đồng loạt giảm giá tour, giá vé. Và giấc mơ du lịch tưởng chừng như xa lạ đối với nhiều người Việt Nam giờ đây đã thành hiện thực....

Tăng đột biến lượng khách nước ngoài và nội địa

Theo số liệu từ các DN lữ hành quốc tế như Saigontourist, Vietravel, Vietnamtourism, Viettour JSC..., hiện nay, có tour đi du lịch nước ngoài lượng người đăng ký tham gia đã vượt dự kiến. Riêng Saigontourist có hơn 4.000 khách đăng ký tour đi trong dịp hè 2004, tăng gấp đôi so với dự kiến. Năm 2003, cả mùa hè, Saigontourist chỉ đón được 3.000 khách đi tham quan nước ngoài. Lượng khách đăng ký du lịch trong thời gian tới dự kiến sẽ còn tăng mạnh.

Trong khi đó, số liệu vé bán ra tại các hãng hàng không cho thấy: lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài qua cửa ngõ sân bay trong tháng 6 lên đến 1000 khách. Theo nhận định của các hãng hàng không, tháng 6 trở thành tháng có lượng khách đi du lịch cao nhất từ đầu năm đến nay. Dẫn đầu thị phần khách đi du lịch quốc tế là Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, kế đến là Viettravel, Fiditourist....

Bên cạnh tình hình tăng tốc phát triển du lịch quốc tế, thì tình hình du lịch nội điạ trong tháng 6 năm nay cũng không kém phần sôi động. Công ty Dịch vụ Bay Vasco cho biết, lượng khách đi du lịch Côn Đảo bằng máy bay tăng mạnh trong tháng 6. Các chuyến bay đi Côn Đảo đầy khách, với công suất lên đến 85%. Kể từ ngày 8/6/2004, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã từ chối nhận khách tham dự Lễ khai mạc Festival Huế do không thuê được phòng nghỉ và hết vé máy bay.

Chính vì lượng khách đăng ký du lịch Cố đô quá đông cũng khiến nhiều hãng lữ hành phải ngừng đón khách. Theo lãnh đạo của Saigontourist, có gần 200 khách đăng ký tour trọn gói đến Cố đô trong dịp khai mạc Festival, chủ yếu là khách đi máy bay. Đến hôm nay, công ty không còn khả năng đáp ứng phòng nghỉ và vé cho khách. Dịp Festival này, Saigontourist sẽ có bốn tour du lịch Huế, trong đó có tour tham dự Lễ khai mạc và bế mạc. Tour Huế - Đà Nẵng - Hội An giá 1.500.000 - 2.500.000 đồng.

Trước đó, Sở Du lịch TP.HCM đã cho biết, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong tháng 5/2004 ước đạt 90.120 lượt người, tăng 233% (27.000 lượt) so với cùng ký năm ngoái. Khách đến bằng đường hàng không là 80.000 lượt người, tăng 266% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách Việt kiều 23.000 lượt, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoài, và khách nước ngoài là 67.120 lượt. Trong cơ cấu thị trường, khách Đài Loan, Nhật, Hà Quốc, Mỹ, Pháp, Anh, liên tục tăng trưởng, khoảng 10%. Qua 5 tháng đầu 2004, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trên 670.000 lượt, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2003.

Không phải ngẫu nhiên mà có hiện tượng tăng mạnh lượng khách du lịch trong và ngoài nước như vậy. Nếu như cùng kỳ năm ngoái, du lịch VN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch SARS, thì năm nay, ngoài việc thoát khỏi dịch bệnh này, việc miễn visa cho du khách Nhật và 5 nước ASEAN, cũng như việc mở một số đường bay trực tiếp và tăng chuyến bay từ các nước đến TP.HCM đã thu hút đông du khách. Thông thường giá vé máy bay chiếm phần lớn (khoảng 60-70%) giá tour, nhưng năm nay, các hãng hàng không mới tham gia vào thị trường Việt Nam nên giá vé máy bay giảm mạnh, khiến giá tour cũng giảm theo.

Các nhà kinh doanh đồng lòng... giảm giá

Thang 6 du lich Viet Nam qua tai

Khách Tây hứng thú với tour du lịch sinh thái mùa hè tại ĐBSCL.

Muốn biến giấc mơ đi du lịch nước ngoài thành hiện thực đã không còn là khó đối với mọi người, vì các công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Bến Thành Tourist, Transiviet, Toseco Tourism vẫn liên tục tung ra các tour giá rẻ đến bất ngờ. Thậm chí khách du lịch giờ đây thường truyền miệng nhau những thông tin ngắn gọn, chẳng hạn "du lịch nước ngoài dưới 400USD", "Thái Lan, Singapore 240USD"... Bên cạnh đó, giá tour đến các quốc gia Đông Nam Á vào đầu tháng 6 này đã giảm 10-40USD so với tháng 4, nên lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng đột biến trong mùa hè năm nay.

Hiện nay giá tour đến các quốc gia Đông Nam Á đã giảm 30-50% so với năm ngoái. Du lịch Thái Lan, Singapore, Malaysia tại thời điểm này còn rẻ hơn tham quan các danh lam thắng cảnh trong nước. Cụ thể, với 280USD, bạn có thể du lịch Thái Lan trong 5 ngày, đêm (năm ngoái, muốn đi du lịch Thái Lan, khách phải trả ít nhất 360USD).Tham quan các thắng cảnh nổi tiếng của Malaysia và Singapore trong một tuần, bạn chỉ mất 500USD.

Theo bà Phạm Thị Thu, Trưởng phòng du lịch nước ngoài Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist: "Du lịch hè năm nay tăng tốc và "trúng mùa" là do chúng tôi không chỉ tung ra nhiều tour độc đáo, mà còn mạnh dạn giảm giá xuống ở một mức hợp lý nhất để thu hút du khách." Có lẽ vì vậy, hiện nay tất cả các tour du lịch nước ngoài cũng như các tour nội địa của Công ty này đang được các khách hàng quan tâm và đến đăng ký vé tour nhiều nhất.

Công ty Dã ngoại Lửa Việt giới thiệu tour đi Phnom Penh (2 ngày 1 đêm) bằng xe ô tô giá 79 USD/khách; tour đi Angkor - Siêm Riệp - Biển Hồ - Phnom Penh (4 ngày 3 đêm, giá 159 USD/khách, dành cho nhóm từ 10 người trở lên và 199USD dành cho khách lẻ). Công ty Du lịch Fiditour có các tour Bắc Kinh 4 ngày 349 USD/khách, Bắc Kinh 5 ngày 369 USD/khách, Hồng Kông 4 ngày 385 USD/khách, Singapore 4 ngày 375 USD/khách, Singapore 7 ngày 380 USD/khách. Đặc biệt, nếu du khách đi tour Singapore và Singapore - Malaysia sẽ được tham gia bốc thăm trúng thưởng, với các giải thưởng là đồng hồ đeo tay hiệu Swiss Timepice, hoặc chuyến du lịch trên tàu chạy bằng hơi nước, máy chụp ảnh...

Công ty Vasco cũng cho hay, đường bay Cà Mau thu hút đông khách, do đang trong thời gian khuyến mãi giá vé. Giá vé may bay trên các chặng bay nội địa có xu hướng giảm nhẹ, do hai hãng hàng không Việt Nam Airlines đồng loạt mở rộng lượng vé bán khuyến mãi cho khách trong nước. Giá vé khứ hồi Sài Gòn - Hà Nội của Pacific Airlines chỉ còn 2,7 triệu đồng/khách, loại vé có giá trị đi và về trong 1 tháng. Vé khứ hồi Sài Gòn - Hà Nội của VietNam Airlines có hai mức, giá 2,7 triệu đồng/khách nếu mua trước ngày đi 7 ngày và 2,4 triệu đồng/khách nếu mua trước ngày đi 14 ngày. Chặng TP.HCM - Đà nẵng, TP.HCM - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Huế, giá vé khứ hồi còn 1,45 triệu đồng/khách nếu mua trước 7 ngày, và 1,25 triệu đồng/khách nếu mua trước 14 ngày.

  • Trương Hiệu

Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 7 thế giới

du lich viet namTheo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của Việt Nam sẽ duy trì ở mức 7,7%, cao thứ 7 trên thế giới. Bản dự báo tình hình du lịch và lữ hành năm 2005 đối với 174 quốc gia trên thế giới của WTTC được công bố cuối tuần trước cho thấy các nước đứng đầu thế giới về tăng trưởng du lịch là Môntênêgrô (9,9%), Ấn Độ (9,2%) và Trung Quốc (8,6%).

WTTC cũng cho rằng sự phục hồi của ngành du lịch thế giới bắt đầu từ năm 2004 và sẽ liên tục tăng trưởng vào các năm tới.

Được biết, lượng khách nước ngoài vào Việt Nam trong quý 1 năm nay tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 900.000 lượt.

Việt Nam đang hy vọng sẽ đón 3,2 triệu du khách nước ngoài trong năm nay, tiếp tục những thành công của năm 2004, với lượng du khách quốc tế đạt mức kỷ lục là 2,9 triệu khách, tăng 19% so với năm trước đó.

(Theo TTXVN)

Du lịch Việt Nam đã có slogan và biểu tượng mới

du lich viet nam“Vietnam – The hidden charm” (Việt Nam - sự quyến rũ tiềm ẩn) sẽ là slogan (tiêu đề) và biểu tượng của Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010.

Đó là tuyên bố của bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam tại Lễ trao giải và công bố tiêu đề và biểu tượng của Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 diễn ra tối qua (14/10) tại nhà hát lớn Hà Nội.

Theo bà Võ Thị Thắng, tiêu đề và biểu tượng này sẽ được sử dụng trong các chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế trên các ấn phẩm về du lịch Việt Nam, được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các panô và áp phích quảng cáo về du lịch.

“Vietnam – The hidden charm” (Việt Nam - sự quyến rũ tiềm ẩn) của Công ty Quảng cáo Đất Việt là tác phẩm đạt giải nhất về cả tiêu đề và biểu tượng trong Cuộc thi sáng tác tiêu đề và biểu tượng do Tổng cục Du lịch phát động trong thời gian qua. Với nụ sen vàng e ấp uốn lượn theo hình chữ S được lồng lên chữ “Vietnam – The hidden charm”, tiêu đề và biểu tượng này đã nói lên được niềm tự hào và lời hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị đối với du khách khi đến với Việt Nam.

Theo ban tổ chức, qua 4 tháng phát động đã có đến 814 tác phẩm tiêu đề và 380 tác phẩm biểu tượng gửi đến dự thi, trong đó, có những người gửi đến 21 tác phẩm biểu tượng và 30 tác phẩm tiêu đề. Người tham dự nhiều tuổi nhất là 70 tuổi và trẻ nhất là 13 tuổi.

Sau khi lựa chọn 20 tác phẩm vào vòng chung kết, ban tổ chức đã quyết định trao giải nhất cho ý tưởng “Vietnam – The hidden charm” (bao gồm cả biểu tượng và tiêu đề) cho Công ty Quảng cáo Đất Việt, giải nhì cho biểu tượng cũng thuộc về Công ty Quảng cáo Đất Việt, giải nhì cho tiêu đề thuộc về “Vietnam, the beauty of Simplicity” của tác giả Lê Thuỳ Trang…

Như vậy, sau nhiều tháng tranh cãi, cuối cùng du lịch Việt Nam đã có một tiêu đề và biểu tượng khá ấn tượng và độc đáo cho giai đoạn 2006-2010, có thể sánh vai cùng các tiêu đề và biểu tượng của các nước trong châu Á như “Drymatic Korea”, “Malaysia – Truly Asia”, “Amazing Thailand”, "Uniquely Singapore”…

Theo Quỳnh Ngọc

VnEconomy

Quảng bá du lịch Việt Nam tại Campuchia

Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh kết hợp cùng Bộ du lịch Campuchia đã tổ chức buổi quảng bá du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 3/12, tại Phnôm Pênh.

Những người tham gia được nghe giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Campuchia. Khoảng 40 doanh nghiệp Việt Nam và 30 doanh nghiệp Campuchia đã gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, trao đổi và bàn thảo các kế hoạch hợp tác trong tương lai.

Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thông Khôn cho biết, 10 tháng đầu năm nay, Campuchia đã đón 1,6 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, trong đó có 100.000 du khách Việt Nam, tăng 16% so với thời gian này năm ngoái. Số lượng người Campuchia sang Việt Nam du lịch, học tập, chữa bệnh cũng ngày càng tăng, ước đạt khoảng 150.000 lượt người trong cùng thời gian này.

Theo Bộ trưởng Thông Khôn, các doanh nghiệp du lịch giữa hai nước cần chủ động, tích cực trong việc trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, hợp tác mở rộng, nối liền các tuyến du lịch giữa hai nước, gia tăng lượng du khách đến với nhau và đến từ quốc tế.

Tối cùng ngày, Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh đã ký văn bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác tăng cường du lịch. Theo đó, ngành du lịch hai thành phố sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch, phối hợp tuyên truyền hình ảnh du lịch của hai thành phố tới du khách trong nước và quốc tế.

Hai thành phố cũng sẽ mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thiết kế các tuyến du lịch nối các điểm du lịch giữa hai thành phố với các tuyến, các địa điểm du lịch của hai quốc gia.

Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

Dự kiến, ngày 5/12, đoàn đại biểu các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ có buổi giao lưu giới thiệu tiềm năng du lịch với các doanh nghiệp du lịch Campuchia đang hoạt động tại Xiêm Riệp - địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước Chùa Tháp.

Theo TTXVN

Việt Nam phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay khẳng định lại chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối việc Trung Quốc tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa.

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.

“Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,” người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết. “Chúng tôi kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông qua “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Quốc quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở”.

Bộ Ngoại giao khẳng định những việc làm đó của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng với các nước ASEAN ký kết năm 2002.

Bà Nga nhấn mạnh rằng Điểm 5 của DOC khẳng định: “Các bên cam kết đảm bảo tự kiềm chế, không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, bao gồm không áp dụng các hành động cư trú trên các đảo, đá ngầm, bãi cát hoặc kết cấu tự nhiên khác hiện không có người cư trú, và xử lý các tranh chấp đó bằng phương thức mang tính xây dựng”.

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc DOC”, bà Nga nói. và cho biết thêm rằng ngày 22/6/2010, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối.

Trong những tháng gần đây Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Cụ thể là từ tháng 4, họ đã điều các tàu ngư chính thực hiện cái mà họ gọi là tuần tra ở khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tháng trước Trung Quốc đưa ra luật cấm đánh bắt hải sản có thời hạn trên Biển Đông; khai thông mạng di động trên đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Những điều này bị Việt Nam hoàn toàn phản đối.

Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thanh Mai

Du lịch Việt Nam và chuyện "hai cô ca sĩ"

Nếu như để so sánh cảnh đẹp thiên nhiên cũng như di tích lịch sử giữa Việt Nam và Thái Lan thì nước ta không thua kém gì nước bạn. Tuy nhiên, chuyện như hai cô ca sĩ vừa xinh đẹp vừa hát hay. Một cô thì nổi tiếng hơn bởi được lăng xê tốt hơn cộng với việc biết tận dụng cá tính của mình. Còn cô kia thì không sáng chói được vì thiếu một chiến lược quảng bá chuyên nghiệp.

Sau chuyện biểu trưng du lịch "Welcome to Vietnam" cách đây mấy năm, trước sức ép của dư luận, Tổng cục Du lịch mới xúc tiến ngay việc mở cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và câu khẩu hiệu (slogan) mới cho du lịch nước nhà với hy vọng đưa thương hiệu du lịch Việt Nam lên đẳng cấp cao hơn. Không thể phủ nhận nỗ lực của Tổng cục nhưng liệu đây có phải là cách làm hay?

Việc tạo ra một biểu tượng và một thông điệp cho du lịch Việt Nam (ở đây được coi như là một sản phẩm) là một bước đi đúng vì bất cứ sản phẩm nào cũng cần có đặc điểm nhận dạng thương hiệu (brand awareness). Tuy nhiên, những gì xảy ra sau đó của quá trình quảng bá du lịch Việt Nam tỏ ra đuối và không có hiệu quả. Một ví dụ nhỏ sau đây cho thấy cái sự "đầu voi đuôi chuột" đó.

Trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội cách đây không lâu, người ta dễ dàng nhận ra tấm biển quảng cáo lớn với biểu trưng "Vietnam - The Hidden Charm". Tấm biển chỉ có nền trắng, một biểu trưng, một câu khẩu hiệu, thế là hết. Không hình ảnh, không có một thông tin gì khác. Giả sử một khách du lịch chưa từng nghe qua "The Hidden Charm" hẳn họ phải thắc mắc tấm biển quảng cáo đơn giản đến mức tối đa kia đang nói về sản phẩm gì nhỉ. Rồi kể cả họ có biết "The Hidden Charm" là câu khẩu hiệu quảng bá du lịch Việt Nam đi chăng nữa thì họ sẽ nghĩ đất nước Việt Nam có gì hấp dẫn để thăm thú trong khi không có lấy một hình ảnh để quảng cáo. Chính vì vậy mà một số người đã nói vui rằng "The Hidden Charm" không phải là "Vẻ đẹp tiềm ẩn" mà là "Vẻ đẹp bị giấu đi" (to be hidden trong tiếng Anh vừa là tiềm ẩn, vừa có nghĩa là bị che lấp đi).

Đó là còn chưa kể đến việc sau khi tạo dựng được hình ảnh của một thương hiệu rồi, người ta phải cho nó xuất hiện khắp mọi nơi. Những "Amazing Thailand" (Thái Lan đáng kinh ngạc), "Malaysia - Truly Asia" (Malaysia - châu Á đích thực) hay "Uniquely Singapore" (Singapore độc đáo) xuất hiện nhan nhản ở nhiều khu vực trên thế giới. Người ta cũng nghe đến mức thuộc giai điệu bài "Malaysia - Truly Asia" trên CNN. Thậm chí Malaysia hay Singapore còn mang hình ảnh nước mình sang thiên đường du lịch của khu vực là Thái Lan để quảng bá. Thái Lan coi như đang bị cạnh tranh ngay trên mảnh đất của mình. Chương trình quảng cáo du lịch Macau nằm chễm trệ trên các toa tàu điện ở thủ đô Bangkok. Vì sao du lịch Việt Nam vẫn còn "giấu mình" với thế giới như vậy?

Còn chuyện về các liên hoan du lịch (festival) ở Việt Nam cũng rất đáng bàn. Các festival này bị dư luận kêu ca là tổ chức vô tội vạ và lãng phí. Nói vô tội vạ cũng chẳng oan cho các lễ hội này bởi nó không nhằm một dịp nào cả và không dựa trên một truyền thống nào cả. Ở Khánh Hòa thì họ làm festival biển vì cứ nhắc đến địa danh này là người ta lại nghĩ đến biển. Vì vậy, một số địa phương khác có biển, như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Đà Nẵng cũng hồ hởi làm một cái festival biển cho bằng chị bằng em. Nhiều địa phương khác cũng có các festival "chung chung" tương tự. Một năm ở Việt Nam đâu thiếu gì các lễ hội truyền thống. Từ Tết Nguyên đán đến Tết Đoan Ngọ, rồi Hội Lim,... Chúng ta đâu thiếu các dịp để tổ chức festival mà cứ phải làm vô tội vạ như vậy.

Một năm ở Thái Lan chỉ có vài lễ hội lớn nhưng được đầu tư kỹ lưỡng. Nổi tiếng nhất sau lễ Songkran có Loy Krathong thường được tổ chức vào tháng 11 hằng năm với tục thả thiên đăng và giang đăng. Và không thể không nhận ra ý đồ của người Thái muốn biến Songkran hay Loy Krathong thành thương hiệu quốc tế. Người Thái còn tổ chức nhiều sự kiện đình đám thể thu hút khách du lịch một cách có hệ thống. Khi du lịch người ta thường kèm theo mua sắm. Người Thái đã tạo ra các cơ hội bất ngờ để du khách cảm thấy việc đi đến Thái Lan không phải là một lựa chọn sai lầm. Sự kiện "Amazing Grand Sale" (tạm dịch: Đại giảm giá đáng kinh ngạc) đang diễn ra hẳn đã khiến bao du khách nức lòng muốn đến Thái Lan. Đây là một phần của kế hoạch tổng thể và đồng nhất của ngành du lịch nước này.

***

Du lịch Việt Nam đang cần một quy trình tạo dựng thương hiệu và quảng bá gắn kết với nhau. Bởi một lẽ đơn giản, một thương hiệu được tạo ra với cá tính như thế này không thể "bị" quảng bá theo một cá tính khác. Cũng giống như chuyện cô ca sĩ. Làm cho cô ấy một album ca nhạc đầu tay rồi cứ ngồi đợi bầu sô đến mời cô đi hát thì nghe có vẻ buồn cười. Nghe đâu Việt Nam đang "nhờ" CNN làm phim để quảng bá du lịch. Đó không phải là một bước đi sai nhưng nếu bước này không nằm trong một kế hoạch tổng thể như vừa đề cập ở trên thì vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch nước ta lại bị "giấu đi" thêm lần nữa.

Việt Phương (Văn phòng Bangkok)

Du lịch Việt Nam - Quá “tiềm ẩn” nên… mất khách (?!)

Theo “Cha đẻ marketing thế giới” Philip Kotler, trong kinh doanh, thu hút được khách hàng mới là quan trọng, nhưng quan trọng hơn phải giữ được họ. Ngành du lịch Việt Nam (VN) đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang được xem là điểm đến hấp dẫn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 70% khách du lịch đã đến VN “một đi không trở lại”. Vì đâu?

Hình ảnh “thách đố”

Du lich Viet Nam Qua tiem an nen mat khach
Bãi biển đẹp là một trong số những hình ảnh có thể trở thành thương hiệu của du lịch VN. Trong ảnh: Bãi biển Dốc Lết của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: K.Ngọc.
Câu slogan “Vietnam - The hidden charm” (Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn) đã nhận được khá nhiều ý kiến phản đối từ dư luận trong nước vì theo họ, điều này đã dẫn đến “thất bại” trong việc quảng bá du lịch VN. Thậm chí, “vẻ đẹp tiềm ẩn” này luôn tạo ra thắc mắc cho bạn bè quốc tế trước mọi sự kiện du lịch quốc tế được tổ chức tại VN. Phải chăng, vì quá “tiềm ẩn” nên vẫn chưa ai nhìn thấy được hình ảnh đặc trưng của du lịch VN?

Nhà báo Lưu Trọng Văn là người rất tâm huyết với ngành du lịch. Ông đã đi hết 64 tỉnh, thành của VN để tìm hiểu cảnh đẹp và ẩm thực của từng vùng và đã rất bức xúc: VN có rất nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước, nhưng vì sao thế giới vẫn chưa biết đến VN? Malaysia chỉ có 2 di sản văn hóa nhưng có đến 18 triệu khách quốc tế và con số này sẽ tăng lên 20 triệu vào năm 2008. Một con số quá lớn so với mục tiêu đón 6 triệu du khách quốc tế vào năm 2010 của VN. Tuy có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của du khách quốc tế đến VN chỉ ở mức 300.000 khách/năm, trong khi đó, các nước Thái Lan, Malaysia có số tăng trưởng lên đến vài triệu du khách/năm.

“Các nước trong khu vực ASEAN đều định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị, sản phẩm của họ là vườn cây xanh. Malaysia là điểm mua sắm, biển. Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng… Riêng VN vẫn là cái gì đó còn “tiềm ẩn”! Thay cho câu trả lời, bà Lee Hayoung - đại diện Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, nhận xét: “Hình ảnh của du lịch VN là điều gì đó chỉ có thể trải nghiệm được khi du khách đến đây”.

Vậy từ trước đến nay, điều gì ở VN đã thu hút khách quốc tế đến tìm hiểu, khám phá? Phải chăng VN đã được bạn bè quốc tế biết đến với những hình ảnh người dân thân thiện, mến khách, món ăn ngon, văn hóa đa dạng, nhiều di sản văn hóa, bãi biển đẹp…? Một trong số những hình ảnh trên có thể trở thành thương hiệu của du lịch VN, tại sao không lấy đó làm hình ảnh đặc trưng dễ hiểu cho ngành du lịch?

Điểm nhấn nào cho du lịch Việt Nam?

Du lich Viet Nam Qua tiem an nen mat khach
Hạ Long là một trong những hình ảnh tiêu biểu của du lịch VN đã được nhiều khách du lịch nước ngòai biết đến. Ảnh: T.L
Trong buổi nói chuyện mới đây tại TPHCM, Giáo sư-Tiến sĩ Leo Kenneth Jago, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Du lịch và Khách sạn thuộc trường Đại học Tổng hợp Victoria (Úc) đã nhận xét: “VN được biết đến là đất nước thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn là điểm đến của du lịch ở châu Á. Người Úc chúng tôi cũng muốn thân thiện, mến khách nhưng không thể bằng người VN. Đây là điểm mạnh VN đã có, VN cần phát huy và khai thác nó”. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông Leo Kenneth Jago cũng góp ý thêm: “Nếu chỉ từ thông tin “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, sẽ khó để một du khách quốc tế lựa chọn VN làm điểm đến cho chuyến đi. Vì họ không thấy được cái gì cụ thể, rõ ràng trong quảng bá, mời gọi từ điểm đến VN. Không ai muốn đi đến một nơi mà người ta không có được nhiều thông tin về nó nên người ta sẽ chọn điểm đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến VN, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế” - Leo Kenneth Jago nói.

Cũng theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, không chỉ “thua” trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch VN cũng không bằng các nước trong khu vực. Bà Lee Hayoung cho biết: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. VN đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines. Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở VN giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến VN, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của VN để quảng bá.

Nhiều DN lữ hành VN rất bức xúc vì ngay cả những TP du lịch lớn vẫn thiếu chỗ để du khách… xài tiền. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở VN chỉ 200-300 USD/người. Khách du lịch đường tàu biển đi từ Hồng Công đến Phú Quốc (VN), tiêu không quá 1 USD khi lên bờ! “Khách đến nhà mà chúng ta không có gì để đãi khách”, có lẽ đây là yếu tố then chốt để du khách “một đi không trở lại”.

Với triết lý kinh doanh của ông Philip Kotler ở trên, rõ ràng ngành du lịch VN mới chỉ có được khách hàng mới, chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giữ chân họ, để họ trở lại VN lần 2, lần 3. Do đó, con số 70% khách quốc tế đến VN không trở lại là điều mà ngành du lịch VN phải nghiền ngẫm để nhanh chóng tìm cách thay đổi, chọn ra điểm nhấn cho du lịch VN. Trước mắt, hy vọng với việc đầu tư trên 4 tỷ đồng để quảng bá du lịch VN trên kênh truyền hình CNN, bình chọn để Vịnh Hạ Long lọt vào 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới và đăng cai thành công cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang… sẽ là tiền đề cho sự thay đổi đó.

MỸ HẠNH

Hội nghị Bộ trưởng du lịch 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam

Xây dựng 3 quốc gia thành 1 điểm đến

Ngày 4-10, tại TPHCM, Việt Nam đã đăng cai tổ chức phiên họp lần thứ nhất các quan chức du lịch cấp cao giữa Campuchia, Lào, Việt Nam và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3 nước. Đây là cuộc họp đầu tiên nhằm triển khai chỉ đạo của các Thủ tướng Chính phủ 3 nước về hợp tác xây dựng 3 quốc gia thành “một điểm đến” du lịch. Tham dự có quan chức du lịch của 3 nước và đại diện một số tổ chức du lịch quốc tế. Ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa-Thể Thao và Du lịch Việt Nam đã chủ trì phiên họp này.

Nội dung chính thảo luận tại phiên họp đề cập đến các chương trình, biện pháp, dự án cụ thể để các nước cùng khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng du lịch ở mỗi nước và khu vực; định hướng cho doanh nghiệp 3 nước xây dựng sản phẩm du lịch chung, xác định các tuyến, điểm đến du lịch chính ở 3 nước, khuyến khích doanh nghiệp tổ chức du lịch caravan. Ngoài ra, là việc 3 nước cùng chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phối hợp đầu tư xây dựng các cửa khẩu quốc tế đường bộ …

Hôm nay (5-10), Bộ trưởng Du lịch 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam sẽ ký tuyên bố chung về tăng cường hợp tác, xúc tiến du lịch giữa 3 nước vì “một điểm đến”, có sức cạnh tranh cao ở khu vực trong thời gian tới.

M.Ha

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN

du lich viet namXét đề nghị của Bộ Tài chính về việc quảng bá du lịch VN trên kênh truyền hình quốc tế CNN, ngày 6/9, tại Công văn số 1245/TTg-KTTH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý trích 4,691 tỷ đồng từ nguồn cho hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch đã bố trí trong dự toán chi ngân sách TƯ năm 2007 cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí phải đúng mục đích và theo quy định hiện hành. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc việc quảng bá du lịch VN trên kênh truyền hình quốc tế CNN được thực hiện theo phương thức chỉ định thầu, kể cả việc sản xuất video clip phục vụ việc quảng bá du lịch. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quảng bá du lịch đúng mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả.

Theo TTXVN

Logo của ngành du lịch Việt Nam quá đơn điệu

Đành rằng người phụ nữ áo dài truyền thống là biểu tượng đặc trưng của Việt Nam, nhưng khách du lịch đến Việt Nam không chỉ ngắm mỗi tà áo dài. Tại sao chúng ta không đưa thêm vào logo du lịch một vài hình ảnh tiêu biểu về các danh thắng, văn hoá?

From: Lucky
Sent: Saturday, April 03, 2004 12:57 AM

Thường thì bất cứ một sản phẩm nào muốn thu hút được người mua thì phải có "bao bì" đẹp, còn chất lượng tốt thì tất nhiên là một điều cần thiết phải có rồi. Đất nước chúng ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh không thua kém các nước trên thế giới, đó chính là "chất lượng tốt" rồi. Du lịch của mình chỉ thua họ ở cái "bao bì" mà thôi.

Đành rằng người phụ nữ áo dài truyền thống là biểu tượng đặc trưng của Việt Nam, nhưng khách du lịch đến Việt Nam không chỉ ngắm mỗi tà áo dài. Tại sao chúng ta không đưa thêm vào logo du lịch một vài hình ảnh tiêu biểu về các danh thắng, nét văn hoá nổi tiếng của Việt Nam?

Cũng có thể đưa một số hình ảnh liên quan đến du lịch bắt mắt hơn bên cạnh người phụ nữ mặc áo dài. Theo tôi, để khách quan hơn, chúng ta nên mở một cuộc thi về thiết kế một biểu tượng du lịch để tìm ra một hình ảnh đẹp, thực sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Việt Báo

Du lịch Việt Nam hướng tới khách thu nhập cao

Theo đánh giá của các hãng lữ hành, từ đầu năm đến nay có khoảng 2,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó lượng khách đến bằng đường hàng không vẫn chiếm chủ đạo với khoảng 78%. Điều này cũng phản ánh dòng khách chất lượng cao đến Việt Nam tăng nhanh.

Nhiều khách đến từ những nước có mức sống cao nên chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam đạt cao.

Theo Tổng cục du lịch, phân khúc thị khách quốc tế vào Việt Nam cho thấy: khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm tới 33%, châu Âu: 16%, Bắc Mỹ 13%, Úc và New Zealand chiếm 6%...

Ông Phú Đức, chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết: ngành du lịch Việt Nam đang thu hút đông khách du lịch quốc tế nhưng đang hướng tới thị trường khách có khả năng chi trả cao.

Theo thống kê, năm 2006, Việt Nam thu hút được khoảng 3,58 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD; trong khi đó chỉ với khoảng 30.000 du khách Nga đã thu về gần 50 triệu USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, khách đến chi tiêu mạnh và đòi hỏi dịch vụ cao cấp nhất hiện là khách Nga với mức chi tiêu thường cao hơn 40% so mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tiếp đến là khách Mỹ và châu Âu.

Bên cạnh việc cơ cấu lại thị trường khách, ngành du lịch Việt Nam cũng phải có các sản phẩm du lịch chất lượng cao hơn, đa dạng hơn để khuyến khích khách chi trả tăng hơn. Theo tính toán, bình quân mỗi khách quốc tế chi tiêu bình quân ở Việt Nam khoảng 800 USD; trong khi tại Thái Lan là 1.200 USD và 2.200 USD ở Australia.

Với khoảng cách chi tiêu này, doanh thu của ngành du lịch Việt Nam đang bị cách xa so với các nước khác trong khu vực.

Hướng tới thị trường khách có khả năng chỉ trả cao và nâng cấp chất lượng phục vụ du lịch là yếu tố để du lịch Việt Nam từng bước phát triển bền vững trong điều kiện hạ tầng cở sở và hạ tầng kỹ thuật du lịch còn thiếu như hiện nay.

Theo TTXVN

Việt Nam quảng bá du lịch tại 7 thị trường lớn

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, năm nay, kinh phí xúc tiến du lịch được Chính phủ cấp khoảng 50 tỷ đồng, ngành sẽ tập trung quảng bá theo chiều sâu tại các thị trường lớn.

Tại cuộc họp báo chiều 12/3, lãnh đạo Tổng cục Du lịch VN đã công bố chương trình "Việt Nam - Điểm đến của bạn" với mục tiêu đón 4,2 triệu khách quốc tế, 27-28 triệu khách nội địa trong năm nay.

Bằng khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”, Tổng cục Du lịch sẽ phát động tất cả nhân viên du lịch, hàng không, xuất nhập cảnh cũng như người dân nở nụ cười chào đón khách quốc tế như những người bạn. Từ sân bay, du khách được cung cấp đầy đủ thông tin, được đón tiếp nồng hậu qua các hoạt động văn hóa tại địa phương. Đặc biệt, mỗi du khách đi theo tour sẽ được tặng quà lưu niệm.

Khách quốc tế đến VN sẽ được đón tiếp nồng hậu. Ảnh: Hoàng Hà.

Ngoài ra, nhằm kích thích chi tiêu của du khách trong và ngoài nước tại các thành phố lớn, Tổng cục Du lịch cũng phối hợp Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phát động chiến dịch bán hàng giảm giá tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng vào tháng 8 và 9. Các siêu thị, cửa hàng có thể tặng thẻ ưu đãi giảm giá, vé mua sắm cho du khách.

"Các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Malaysia... đã rất thành công trong việc bán hàng, giúp đất nước xuất khẩu tại chỗ, Việt Nam cũng cần đi theo hướng này", ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định.

Các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, điểm mua sắm sẽ giảm 10-30% giá dịch vụ cho khách du lịch vào mùa thấp điểm. Tổng công ty hàng không VN cũng có mức giảm giá theo mùa vụ của các đường bay.

Theo lãnh đạo Tổng cục Du lịch, năm nay, kinh phí xúc tiến du lịch được Chính phủ cấp khoảng 50 tỷ đồng, ngành sẽ tập trung các chương trình quảng bá có chiều sâu hơn là chiều rộng như các năm trước. 7 thị trường gửi khách du lịch lớn mà Việt Nam hướng đến là Trung Quốc, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Pháp và Tây Âu, Mỹ, Australia và New Zeland, Asean, Đông Âu và Nga.

Để phục vụ cho chương trình kích cầu du lịch năm nay, Tổng cục Du lịch sẽ lựa chọn một số khách sạn 3-5 sao, các nhà hàng chuyên nghiệp, hãng vận chuyển, điểm du lịch để đưa vào chương trình "Việt Nam - Điểm đến của bạn”, các đơn vị tham gia được giảm 50% chi phí vé máy bay và 50% kinh phí tham gia các chương trình roadshow ở nước ngoài, giảm phí tham gia gian hàng tại Hội chợ du lịch quốc tế...

Theo ông Tuấn, ngành du lịch đang có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế. Trong 2 tháng đầu năm, đã có gần 900.000 khách nước ngoài đến VN, tăng 27%, trong đó du khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN đều tăng cao, kỳ vọng lượng khách đến Việt Nam đạt được theo kế hoạch trong năm.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, trong khi đó công tác quản lý chưa đạt hiệu quả... Lãnh đạo ngành du lịch hứa hẹn, năm nay, ngành sẽ đột phá cải thiện nhà vệ sinh, sẽ phát động chiến dịch ở đâu có du lịch ở đó có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Đoàn Loan

Chất lượng du lịch Việt Nam đang ở mức nào?

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn tận dụng được cơ hội và đối phó được với rủi ro, du lịch Việt Nam càng phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ là thiết yếu nhất.

Lâu nay ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng chất lượng dịch vụ. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao. Trong bảy tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đến 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái (số lượng du khách đến Việt Nam năm 2006 chỉ tăng 3% so với năm 2005), nguyên nhân chính là tình hình bất ổn tại Thái Lan và Indonesia đã khiến nhiều du khách quốc tế e ngại đến hai nước này, chuyển sang đi du lịch tại các quốc gia an toàn hơn.

Đây là một cơ hội lớn với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên nếu không nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ vào thời điểm này, để 70% du khách đến Việt Nam không có ý định quay lại như điều tra mới đây của Tổng cục du lịch, thì khi yếu tố may mắn qua đi, ngành du lịch Việt Nam sẽ khó giữ được lượng khách tăng như hiện nay, thậm chí là trở lại mức cũ.

Một số biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ hài lòng của du khách, thông qua đó có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ.

Chat luong du lich Viet Nam dang o muc nao Chat luong du lich Viet Nam dang o muc nao
Chat luong du lich Viet Nam dang o muc nao
Chat luong du lich Viet Nam dang o muc nao Chat luong du lich Viet Nam dang o muc nao

So sánh các biểu đồ trên có thể thấy mức độ hài lòng về phương tiện giao thông, liên lạc, tiện nghi ngủ, nghỉ, dịch vụ giải trí và nhân sự du lịch của du khách nước ngoài đến Hà Nội, nơi thu hút hơn một triệu du khách năm 2006 thấp hẳn so với các nước trong khu vực. Đây cũng chính là tình trạng chung của cả Việt Nam.

Muốn tạo đà cho du lịch phát triển, Nhà nước cần nâng cao chất lượng phương tiện giao thông, liên lạc. Đầu năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, lúc đó là bà Võ Thị Thắng, đã nói: “Nếu Nhà nước đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì phải đầu tư tương xứng. Không thể tạo ra bứt phá nếu cứ đầu tư ở mức độ cầm chừng. Muốn thu hút nước ngoài xây dựng các khu vui chơi giải trí thì chúng ta phải mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng”.

Phát biểu này càng đúng khi du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội như hiện nay. Lâu nay đầu tư vào du lịch Việt Nam vẫn bị đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, chẳng hạn như ngân sách nhà nước dành cho việc quảng bá du lịch một năm chưa đến hai triệu USD, trong khi ở Thái Lan con số này là 150 triệu USD, Malaysia là 120 triệu USD.

Riêng khu vực dịch vụ, giải trí, khu vực thu hút du khách tiêu tiền nhiều nhất lại thu hút ít khách như vậy quả là đáng tiếc, bởi vì mức độ hài lòng của du khách về truyền thống văn hóa rất cao, mà truyền thống văn hóa phong phú là nguồn sáng tạo cho các sản phẩm lưu niệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, là vốn để khai thác trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, mua sắm. Các điệu múa dân tộc, các truyền thuyết lịch sử của nước ta nếu được dàn dựng công phu trong một sân khấu hoành tráng thì chắc chắn hấp dẫn không kém chương trình Alangkarn của Thái. Vấn đề ở đây là không có ai đầu tư. Du lịch Việt Nam chỉ có thể là con gà đẻ trứng vàng nếu được đầu tư đúng mức và đúng cách.

Với vấn đề lớn như trên, có thể chấp nhận rằng ngành du lịch không tận dụng hết được cơ hội vì còn bị phụ thuộc vào những ngành khác, vì do cơ chế. Tuy nhiên một cơ hội cho việc quảng bá gần đây là việc bầu chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới, trong đó vịnh Hạ Long được nhận xét là rất có khả năng. Lẽ ra ngành du lịch phải có chương trình thậm chí là tạo một chiến dịch vận động trên các phương tiện truyền thông để nhiều người tham gia bầu chọn, việc này nằm trong khả năng của ngành. Thế nhưng cho đến nay hành động của Tổng cục trước cơ hội này vẫn rất mờ nhạt.

Cơ hội trong tầm tay mà còn thờ ơ vậy, chứng tỏ nhiều người làm trong ngành du lịch chưa thật sự tâm huyết, hoặc tầm nhìn chưa đủ để nhận ra được lợi ích to lớn của dịp may này. yếu tố nhân sự hết sức quan trọng trong việc tạo nên chất lượng du lịch. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức của người làm du lịch là việc làm rất cần thiết, nhất là khi mức độ hài lòng của du khách đối với nhân sự quản lý và thực hiện trong ngành du lịch quá thấp như trong biểu đồ đã thể hiện.

Qua việc khảo sát mức độ hài lòng của du khách, có thể thấy chất lượng du lịch của chúng ta còn ở mức rất thấp. Vẫn biết việc cải thiện chất lượng không phải là việc ngày một ngày hai, nhưng với xuất phát điểm thấp như thế mà tốc độ tăng trưởng chất lượng không có gì bứt phá thì bao giờ ta mới cạnh tranh được với các nước trong khu vực?

Có tiềm năng mà không đầu tư đúng mức là một sự lãng phí. Có cơ hội mà không có sự chuẩn bị để đón nhận và tận dụng hết mức cơ hội thì đó là điều rất đáng tiếc, bởi biết bao giờ cơ hội mới đến lần thứ hai. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gia ngày càng lớn, yếu tố may rủi hay cơ hội và nguy cơ đều sẽ ngày càng nhiều. Muốn tận dụng được cơ hội và đối phó được với rủi ro, du lịch Việt Nam càng phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ là thiết yếu nhất.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, du lịch Thái Lan sẽ còn chững lại một vài năm nữa, cơ hội để quảng bá và thu hút du khách nước ngoài của Việt Nam lần này khá lâu. Nhưng cơ hội chỉ mang đến sự tăng trưởng về số lượng du khách trong nhất thời, nếu không biết tự nâng cao về chất lượng, khi cơ hội qua đi, du lịch Việt Nam sẽ giật mình nhận ra lâu nay mình không tiến được bao xa.

Theo CẨM TÚ - Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Gợi ý mới cho du lịch Việt Nam

Một lần đến Tokyo- Nhật Bản để lại trong blogger QuangLe nhiều trăn trở. Từ những suy nghĩ đó, anh đưa ra gợi ý mới cho du lịch Việt Nam. Nếu có thể làm gì đó cho du lịch Việt Nam, bạn sẽ làm gì?

Tokyo để lại trong mình ấn tượng về những ngôi nhà cao tầng sạch sẽ uy nghiêm gần như theo một khuôn mẫu kiến trúc- không mang dấu vết của sự xuống cấp theo thời gian, không có vẻ hoang tàn. Lối kiến trúc đó nói lên tất cả về chất lượng xây dựng và con người Nhật. Họ nghiêm túc, không dễ thay đổi trong phong cách và hành xử. Cả thành phố toát lên một làn sóng người comple sẫm màu cà vạt đi lại hối hả tuy rằng không lao như tên bắn như Hongkong. Còn một số người thất nghiệp hay văn nghệ sỹ thì ăn mặc tự do hơn, nhưng mình không thấy ai ăn xin kể cả đeo biển ngồi một chỗ thường thấy ở nhiều thành phố lớn trên thế giới.

du lich Viet Nam
Ảnh minh họa: QTLương- terragalleria.com

Nhìn đội ngũ taxi lịch sự Toyota Crown màu đen (với phần đông lái xe là những ông già lái rất an toàn cẩn thận) thì thấy đồ nội địa của Nhật quả là hàng chất lượng cao hơn hàng thế giới được dùng. Đội xe limousine đón đưa khách về tới các khách sạn của Tokyo thực sự là một mô hình du lich Việt Nam cần học hỏi. Giá xe limousine buýt ra sân bay từ Takanawa Prince Hotel mất hơn 1 h là 30USD / người. Nếu đi taxi thì khoảng 250USD / người. Với thái độ lái xe chuyên nghiệp, người lái limousine buýt Tokyo làm khách du lịch rất tin tưởng. Nếu có thể làm gì đó cho du lịch Việt Nam, đây sẽ là dự án đầu tiên mình triển khai.

Đáng buồn là về đến Nội Bài, mình và anh bạn bị phản cảm ngay về thái độ phục vụ của chàng lái xe Airport taxi có biển sổ 1079 thì phải. Anh ta ra giá về Định Công là 250 ngàn đồng và khi hỏi rõ hơn về giá quy định với cô điều phối viên có mặt tại hiên trường anh ta vẫn khăng khăng 220 ngàn đồng mặc dù giá quy định đưa ra là 200 ngàn đồng. Chúng tôi không đi Airport taxi mà chạy sang đi Nội Bài Taxi với giá mềm hơn 180 ngàn đồng và thái độ người lái xe cũng lịch sự chu đáo hơn.

Ngành du lịch Việt Nam còn nhiều điều phải làm để thu hút khách du lịch. Sự thiếu chu đáo của tổ chức tour, dịch vụ xe đưa đón quả thật không được những vị khách Quốc tế chấp nhận. Quay lại việc cạnh tranh của ba hãng taxi Airport, Nội bài và Việt Thanh thì đây thực sự là minh chứng lợi ích của cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng và đẩy cao chất lượng dịch vụ, một điều người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn được hưởng nhiều hơn sau khi vào WTO.

Vài người bạn đã nhắc nhở mình về chuyện viết blog quá thẳng thắn. Quả thật mình thấy để người ta ru ngủ mình trong những lời đường mật chỉ làm cho ta dễ bề bị kẻ khác sai khiến. Có dám nhận cái sai, cái xấu để khắc phục thì ta mới mở mày mở mặt với bạn bè thế giới. Xin tạm dừng và chúc Việt Nam vươn xa, bay cao trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường mở WTO.

( Theo blog QuangLe)

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược quảng bá rộng rãi

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Pháp Jean-Pierre Gaumet nói để phát triển ngành công nghiệp không khói, Việt Nam còn cần một chiến lược quảng bá rộng rãi trên toàn cầu. du lich viet nam

Ông Jean-Pierre Gaumet, người dẫn đầu đoàn Famtrip gồm 17 quan chức phụ trách du lịch, đại diện các hãng lữ hành và phóng viên Pháp tới Việt Nam từ 16 - 24/4 nhằm tìm hiểu thị trường và cơ hội hợp tác, chia sẻ: “Nếu việc quảng bá trên toàn cầu quá tốn kém, những người làm du lịch Việt Nam có thể tập trung vào một số thị trường du lịch trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu”.

Ông Gaumet nói: "Riêng ở Pháp cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn có hình ảnh về một Việt Nam từ thời Pháp thuộc hay từ thời chiến tranh cách đây hàng chục năm và điều này chứng tỏ sự quảng bá du lịch của các bạn là chưa đủ”. Nguyên nhân do thông tin, quảng bá về Việt Nam còn thiếu và không cập nhật. Bản thân các đơn vị lữ hành Pháp cũng không có nhiều thông tin về tình hình kinh doanh du lịch tại Việt Nam.

Theo ông Gaumet, lợi thế lớn nhất hiện nay của Việt Nam chính là du lịch biển. Dân Pháp mỗi năm có tới 6 tháng không có mặt trời trong khi các bãi biển Việt Nam tràn ngập nắng lại không bị ảnh hưởng bởi thảm họa sóng thần châu Á.

Nhận xét của ông Gaumet cũng là nhận xét của nhiều thành viên trong đoàn. Phó Thị trưởng thành phố Paris phụ trách về du lịch, ông Jean Bernard Bros khẳng định chắc chắn sự hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Pháp cũng như giữa hai thành phố Hà Nội và Paris sẽ phát triển vì trong quá khứ hai nước đã có cùng một giai đoạn lịch sử.

Hiện nay nền du lịch phát triển toàn cầu, những thông tin mà khách hàng có được là hàng ngày nên họ có rất nhiều sự lựa chọn. Để phát triển du lịch, Việt Nam cần theo kịp dòng chảy thông tin này, có nghĩa là phải biết thu phục khách bằng rất nhiều thông tin. Việt Nam đã quảng bá được hình ảnh của mình ra thế giới, nhưng sự quảng bá này chưa xứng với những tiềm năng du lịch mà đất nước Việt Nam đang có.

Theo ý kiến của đại diện một hãng du lịch tư nhân Pháp cũng tham gia chuyến khảo sát này, một trong những lý do khiến khách Pháp không đến Việt Nam là các chương trình du lịch được tổ chức ngắn ngày với quá nhiều địa danh tham quan, hơn nữa việc đi lại tốn nhiều thời gian khiến khách mệt mỏi.

Với thời gian từ 7 - 10 ngày cho một chuyến du lịch xuyên Việt hiện nay, du khách Pháp chỉ muốn tham quan một miền của Việt Nam và như vậy thời gian để du lịch cả ba miền của Việt Nam, theo mong muốn của họ, phải là một tháng.

TTX

Nguồn lợi từ trên 3.200 km bờ biển nước ta lâu nay chủ yếu từ khai thác thủy hải sản, vận chuyển và dầu khí. Nguồn thu từ du lịch biển còn hạn chế dù

Lễ trao giải thưởng “Du lịch Việt Nam 2009 - Vietnam Tourism Awards”, tôn vinh các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, sẽ diễn ra vào ngày 29/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

30 khách sạn được tôn vinh lần này có 10 khách sạn năm sao, 10 khách sạn bốn sao, số còn lại là khách sạn ba sao.

Đây là giải thưởng được Tổng cục Du lịch Việt Nam chủ trì triển khai từ năm 1999, với tên gọi “Topten Lữ hành quốc tế và Khách sạn hàng đầu Việt Nam”. Từ 2004, Tổng cục đã chuyển giao cho Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) thực hiện bình chọn và trao giải.

Bắt đầu từ năm 2008, VITA đã mở rộng đối tượng tham dự bình xét gồm cả các cơ sở kinh doanh, mua sắm, dịch vụ du lịch, công ty vận chuyển khách du lịch…

Trong năm 2009, đã có 30 khách sạn từ ba đến năm sao; 20 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa, cùng 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thỏa mãn được các tiêu chí của ban tổ chức và được bình chọn.

Tuy nhiên, trong buổi lễ trao giải thưởng, 19 khách sạn được Tổ chức Môi trường của ASEAN trao tặng danh hiệu “Khách sạn Xanh”, cũng sẽ được vinh danh.

Hiện du lịch Việt Nam đang là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước đứng thứ 5 sau dầu thô, dệt may, da giầy, thủy sản.

5 tháng đầu năm 2010, Việt Nam là một trong 4 quốc gia được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) bình chọn có sự tăng trưởng du lịch trên 30% trong thời gian qua.

Việt Báo

Du lịch Việt Nam - bao giờ “tiềm năng” mới thành “khả năng”?

Vừa đọc thấy trên báo tin có tới 70% du khách không có ý định quay trở lại Việt Nam lần thứ hai - theo điều tra của Tổng cục Du lịch, lại nghe tin Việt Nam lần đầu tiên lọt vào danh sách 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới (hạng 18/20, còn Thái Lan trong top 5).

Vậy là không phải đất nước chúng ta không có gì hấp dẫn, chẳng qua sự hấp dẫn đó không đủ mạnh khiến người ta phải quay trở lại.

Từ chuyện du lịch văn hóa

Đã có nhiều người đề cập đến chuyện du khách một đi không trở lại, nhưng hình như ít có ai đặt câu hỏi “Thế khách trở lại để làm gì?”. Cô giáo dạy tiếng Đan Mạch cho tôi, bà Mette Johansen, từng cùng chồng là một bác sĩ đến Việt Nam du lịch cách đây hai năm, nay định quay lại cùng con gái và rể tương lai, hỏi tôi muốn xem biểu diễn nghệ thuật thì xem ở đâu. Bà cũng nói thêm là đã xem múa rối nước tại Hà Nội và ca Huế, nay muốn xem thứ khác. Câu hỏi thật đơn giản thế mà làm tôi lúng túng!

Không nói đâu xa, du khách đến Seam Reap đều thích thú với chương trình biểu diễn múa Apsara đặc sắc tại Nhà hàng Tonlesap. Tuy các vũ công chỉ thể hiện được một phần rất nhỏ trong nghệ thuật múa cung đình tinh tế của người Khmer nhưng cũng đủ làm cho khán giả say mê. Đó là chưa nói đến Trung Quốc với những chương trình biểu diễn Kinh kịch, xiếc nhào lộn tại Bắc Kinh, Ca vũ Đường Triều tại Tây An…, không chỉ nhắm vào khách nước ngoài mà còn để phục vụ nhu cầu thưởng thức những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc của người trong nước.

Vài năm trước đây, tôi tình cờ được xem một buổi biểu diễn tại Khách sạn Hương Giang có sự tham gia của Đoàn ca vũ Đại Nội. Các tiết mục như múa “lân mẫu xuất lân nhi”, hò đối đáp của nữ nghệ sĩ Châu Dinh… được các vị khách nước ngoài tán thưởng nồng nhiệt khiến tôi không khỏi cảm thấy hãnh diện lây. Đáng tiếc là những buổi biểu diễn như vậy chỉ được tổ chức lẻ tẻ cho những nhóm khách nhỏ nên chi phí cao, ít công ty du lịch nào chịu đưa vào chương trình tham quan cho khách. Du khách thường chỉ được nghe ca Huế mà đa số không mấy đặc sắc, có nhóm ca còn kém về mặt nghệ thuật. Sẽ có ngừơi nói là “đã có festival Huế” nhưng thử hỏi có bao nhiêu du khách có thể thu xếp thời gian đến đúng dịp festival, tổ chức mỗi hai năm một lần?

… Du lịch an dưỡng

Theo những nhà quản lý du lịch nước ta thì các bãi biển đẹp là một thế mạnh của du lịch Việt Nam. Thực ra, các bãi biển đẹp trên thế giới thì vô khối. Một điều dễ dàng nhận thấy là lý do chính để đa số khách nước ngoài đến đây là tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam, vì cả loại hình lẫn chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch của chúng ta nói chung còn kém so với các nước trong khu vực trong khi giá cả lại không cạnh tranh chút nào.

Các công ty lữ hành tại Đan Mạch chào giá tour Việt Nam đắt gần ngang với tour đi Trung Quốc: 17 ngày giá 18.995 kroner/khách - khoảng 3.165 USD, rẻ nhất là tour 10 ngày cũng 12.595 kroner/khách (khoảng 2.100 USD), trong khi tour xuyên Thái Lan 13 ngày là 8.495 kroner, còn tour lên rừng xuống biển 17 ngày cũng chỉ có 12.310 kroner.

Không phải vô cớ mà các nước có nền công nghiệp du lịch mạnh rất chú trọng đến những khách đi du lịch để xả hơi, phục hồi sức khỏe vì họ thường xuyên đi nghỉ - ít nhất mỗi năm một lần, và hay trở lại nếu hài lòng với dịch vụ tại nơi nào đó. Với đối tượng khách này thì giá cả là một trong những yếu tố quyết định nên Việt Nam khó lọt vào tầm ngắm của họ.

Gia đình cô bạn tôi đi nghỉ một tuần tại Barcelona hết 12.000 kroner cho ba người đã là rẻ nhưng hai vợ chồng ông hàng xóm mua tour Hy Lạp theo giá khuyến mãi thì còn rẻ đến độ khó tin, một tuần chỉ tốn 1.200 kroner, hay 200 USD mỗi khách, bao gồm cả vé máy bay khứ hồi, nghỉ tại villa và ăn sáng. Trong khi đó gia đình chị Mette bốn người mua tour Việt Nam 18 ngày hết 72.000 kroner (khoảng 12.000 USD), một khoản tiền vượt xa ngân sách dành cho nghỉ dưỡng hàng năm của một gia đình Đan Mạch trung lưu.

Du lịch dịch vụ

Du lich Viet Nam bao gio tiem nang moi thanh kha nang
Chất lượng dịch vụ thấp nên nhiều bãi biển đẹp vẫn cứ ngủ yên

Khảo sát của các hãng lữ hành trong nước đều cho thấy du khách chi tiêu ít khi đến Việt Nam. Thật ra ngoài chuyện đã tốn nhiều tiền mua tour, còn có một lý do nữa là trước khi đến họ không biết Việt Nam có gì đáng mua, trong khi đi Trung Quốc hầu như ai cũng đem theo một va li không.

Ngọai trừ Việt kiều và người Nhật - luôn được trang bị kiến thức vô cùng chu đáo trước khi đến bất cứ nơi đâu, du khách Tây Âu, nhất là Bắc Âu hầu như không biết gì về chất lượng của quần áo, giày dép, tơ lụa … “made in Vietnam”. Nhiều người đã lâm vào cảnh bỏ thì tiếc mà đem theo thì tốn tiền phí quá tải (30 euro mỗi ký) do hành khách đến từ Âu châu chỉ được phép mang lên máy bay tối đa 27 ký - kể cả hành lý xách tay, trừ trường hợp mua vé thượng gia (business) hay hạng nhất (first class). Bản thân tôi mỗi lần về Việt Nam chỉ dám đem theo những thứ tối cần thiết do phải dành ưu tiên cho nước mắm, bột bánh xèo, bột nêm, bánh phở…

Hình như các hãng lữ hành của chúng ta chỉ lo quảng cáo cảnh thiên nhiên mà quên mất các dịch vụ, trong khi đây là lý do chính cho khách tiêu tiền. Từ mấy chục năm nay, Hồng Kông nổi tiếng về dịch vụ may đo áo vest lấy gấp cho khách Âu - Mỹ. Hội An hiện làm khá tốt dịch vụ này nhưng không được quảng cáo ra ngoài, thường chỉ do du khách truyền miệng với nhau. Xu hướng hiện nay là du lịch kết hợp thể thao, chăm sóc sức khỏe như Cuba phát triển mạnh tour câu cá thể thao, Thái Lan có tour đánh golf. Rất nhiều du khách Bắc Mỹ đến Ba Lan, Hungary để vừa du lịch vừa chăm sóc răng, còn Trung Quốc hiện đang ra sức quảng cáo tour chăm sóc sức khỏe theo phương pháp cổ truyền, nhắm vào số khách đến đây nhân Olympic 2008.

… Đến con người du lịch

Trong khi chúng ta vẫn cứ loay hoay với câu hỏi làm sao biến “tiềm năng” thành “khả năng” mà số du khách tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2007 nhờ tình trạng bất ổn tại Thái Lan là một câu trả lời buồn, thì số khách đến các nước láng giềng Campuchia, Lào ngày càng đông.

Tháng 7 vừa qua, tôi đi du lịch Campuchia cùng gia đình. Nina, cô hướng dẫn viên địa phương nói tiếng Việt thạo như người Việt chính cống, dặn đi dặn lại khi đưa đoàn đi dạo phố “các cô chú, anh chị cứ thoải mái xem hàng, trả giá, đi tuk tuk cũng vậy, thuận giá thì đi, không thì thôi, người Campuchia hiền lành thật thà lắm, các cô chú anh chị không sợ bị họ gạt hay làm phiền đâu”. Không biết có bao nhiêu hướng dẫn viên tại Việt Nam nói với khách hàng một câu tương tự như vậy!

Theo Quế Viên

"Hồn" của du lịch biển Việt Nam

Nguồn lợi từ trên 3.200 km bờ biển nước ta lâu nay chủ yếu từ khai thác thủy hải sản, vận chuyển và dầu khí. Nguồn thu từ du lịch biển còn hạn chế dù lĩnh vực này rất nhiều tiềm năng. Có thể nói những tuyến điểm du lịch biển Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Hạ Long... không thua kém hoặc có thể nói vượt trội về độ hấp dẫn so với những tuyến điểm biển nổi tiếng ở Đông Nam Á như Pattaya, Phuket, Ko-Samui (Thái Lan), Bali (Indonesia)...

Thời gian gần đây, nhiều địa phương có lợi thế biển đã và đang chọn mô hình này làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội...

Nhiều nhà đầu tư du lịch lớn quốc tế đã và đang chọn Việt Nam, dự báo sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nước ta thu hút thêm nhiều tập đoàn lớn quốc tế tìm đến đầu tư lĩnh vực này. Sản phẩm du lịch bắt đầu đa sắc, không chỉ còn gói gọn loại hình nghỉ dưỡng mà mở rộng sang du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa lịch sử truyền thống, thể thao, hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện quy mô hơn. Nguồn khách quốc tế đến bằng đường biển đang tăng lên. Sắp tới có thêm những hãng tàu du lịch quốc tế khác đến nước ta, trong đó Saigontourist đã ký thỏa thuận với một hãng tàu du lịch lớn Hoa Kỳ mở tour du lịch đường biển hành trình Bắc - Nam.

Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là đã có không ít địa phương do nóng vội đã đưa ra các chiến lược phát triển thiếu tính bền vững, gây trùng lắp, thiếu quy hoạch chi tiết phù hợp để bảo vệ môi trường và văn hóa bản địa, tính thương mại hóa quá cao, trong khi đáng lẽ phải tìm ra sự khác biệt, bản sắc riêng, phần "hồn" của du lịch biển. Một trong những hậu quả lớn nhất: ảnh hưởng thương hiệu du lịch Việt và tác hại môi trường.

Cũng trong quá trình phát triển du lịch biển, đã hình thành nếp nghĩ: những nơi này chủ yếu dành cho khách sang trọng, khách quốc tế. Quan điểm này không sai, nhưng không đủ đối với công nghệ du lịch biển, nhất là khi đặt trong bối cảnh văn hóa Việt. Theo chúng tôi, lợi ích từ du lịch biển trước hết phải mang lại cho cộng đồng địa phương và du khách trong nước vì họ là chủ của những di sản này, sau đó mới tính đến việc "chiêu đãi" khách quốc tế. Biển - vừa là địa điểm tham quan vừa là không gian nghỉ dưỡng, mang lại và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch, bên cạnh chú trọng xây dựng những resort đẳng cấp quốc tế (tránh trường hợp diện tích quá nhỏ xây dựng kiểu khách sạn bê tông nhà phố...), phần lớn còn lại không gian dành cho sinh hoạt, vui chơi giải trí tập thể.

Theo chúng tôi, các tuyến điểm du lịch biển Việt Nam nên mạnh dạn chọn hướng đi riêng vừa tạo ra sự khác biệt vừa góp phần tạo sự đa dạng du lịch nước nhà. Ví dụ, Vũng Tàu có thể mạnh dạn chọn mô hình du lịch biển kết hợp những sự kiện sinh động, nhất là các môn thể thao, văn hóa giải trí...; Côn Đảo, đặc biệt Phú Quốc trở thành tuyến điểm du lịch biển nghỉ dưỡng cao cấp; Nha Trang, Phan Thiết du lịch kết hợp mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ninh Thuận thích hợp mô hình du lịch biển kết hợp tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam khi có điểm nhấn các di sản được UNESCO công nhận, văn hóa Sa Huỳnh, Champa độc đáo; Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Đồ Sơn (Hải Phòng) trở thành những điểm du lịch sinh động, hấp dẫn khu vực phía Bắc. Đấy là chưa kể "át chủ bài" vịnh Hạ Long đã định hình thương hiệu và các đảo, vịnh khác có nhiều tiềm năng khai thác du lịch như Vĩnh Hy, Vân Phong, Cam Ranh...

Du lịch biển gắn với loại hình MICE, văn hóa, lịch sử là thế mạnh của du lịch Việt Nam, mô hình phổ biến, đang và sẽ được ưa thích và hiệu quả, nhất là khi chúng ta kết nối được 3.200 km bờ biển thành con đường du lịch ven biển vừa lãng mạn vừa giải quyết giao thông đi lại thuận tiện trên toàn quốc, song song đường sắc Bắc - Nam, quốc lộ 1A, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ngoài ra, công tác vĩ mô cần thiết đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị chuyên nghiệp nhằm đánh bóng thương hiệu du lịch biển quốc gia.

Có như thế, mới mong nâng "tầm" biển Việt Nam, đưa biển Việt Nam đạt vị trí cao trên bản đồ biển thế giới.

Nguyễn Hữu Thọ

Du lịch Việt Nam cần một sự phát triển đột biến

Việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ thu được một lượng ngoại tệ lớn, mà còn là cách tốt nhất để giới thiệu hình ảnh của đất nước với thế giới và còn là một hình thức xuất khẩu tại chỗ, "ăn từ gốc đến ngọn"...

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 đạt gần 2,93 triệu lượt người, tăng 20,5% so với năm 2003 và cao nhất từ trước tới nay. Năm 2004 so với năm 1995, nghĩa là sau 10 năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao gấp khoảng 2,2 lần. Quý I/2005 ước tính đạt 877,5 nghìn lượt người, tăng 22,8% so với cùng kỳ 2004, đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay, là tín hiệu đầy ấn tượng.

Trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, số người về thăm thân nhân khá đông, cả năm 2004 lên đến gần nửa triệu lượt người và quý I năm nay đã đạt 157,2 nghìn lượt người. Đây là loại khách đặc biệt, vì Việt kiều đã qua thế hệ thứ hai, thứ ba (với gần 3 triệu người) nhưng đã có số người nhiều như thế về thăm đất nước, là một chỉ số rất đáng khích lệ.

Tốc độ tăng chung của quý I là 22,8%, nhưng điều rất có ý nghĩa là lượng khách đến từ nhiều nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Áo, Canada, Italia, Mỹ, New Zealand, Thụy Điển, Úc, Singapore... tăng với tốc độ cao hơn tốc độ chung. Các nước có thu nhập cao cũng có số khách đông như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Pháp, Canada, Anh, Đức... Bởi vậy, thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc tế đã tăng khá. Nếu năm 2003 đạt chưa được 1,6 tỉ USD thì năm 2004 đã đạt gần 2 tỉ USD. Con số này còn lớn gấp nhiều lần các loại dịch vụ khác, lớn hơn cả lượng vốn ODA giải ngân.

Sự ổn định chính trị - xã hội, các chính sách khuyến khích, những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh cộng với dịch vụ giá rẻ đang tạo lợi thế lớn cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, chúng ta đã chưa khai thác đúng mức lợi thế này. Hiện tại tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam mới đứng hàng thứ 50 trên thế giới. Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến nước ta so với dân số mới đạt 3,6%, tức là 100 người dân Việt Nam mới có 3,6 lượt khách quốc tế, còn đứng thứ 94 trong tổng số 151 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh, trong khi nhiều nước và vùng lãnh thổ có số khách đến còn nhiều hơn dân số, như Hồng Kông 192,1%, Ma Cau 1.525,6%, Singapore 158,4%, Guam 831%, Papua New Guinea 5.130%, Aixơlen 107,8%, Ailen 177,3%, Na Uy 100%, Hungari 152,5%, Hy Lạp 118,4%, Bồ Đào Nha 120,3%, Tây Ban Nha 122,1%, Áo 221,7%, Pháp 128,2%, Lucxămbua 184,2%, Monaco 937,5%, Thụy Sĩ 158,8%, Síp 354,8%, Mandivơ 169,2%... Chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam cũng còn quá khiêm tốn, mới đạt khoảng 681 USD/lượt khách. Lượng khách quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 ước chỉ đạt trên dưới 20%. Lượng khách của những nước giàu tuy tăng nhanh nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Hiện nay, hệ thống sản phẩm và các loại hình dịch vụ du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, việc đầu tư cho du lịch còn mang tính dàn trải. Môi trường du lịch chưa thực sự thông thoáng, vẫn còn những thủ tục rườm rà, vẫn còn tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, công tác quản lý điều hành du lịch các cấp chưa đồng bộ và chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cấp... Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Tình trạng bán hàng rong, ăn xin đeo bám khách tại các điểm du lịch vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Thu hút 3,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay rõ ràng là không quá lớn, chúng ta có thể dễ dàng đạt được mục tiêu đó. Nhưng đó cũng chỉ là mục tiêu phát triển tiệm tiến, không xứng đáng với tiềm năng của đất nước. Xét về tiềm năng và tương quan, ngành du lịch Việt Nam phải và hoàn toàn có thể tạo ra sự phát triển đột biến.


Minh Ngọc

Thương hiệu du lịch Việt Nam

Một trong những điều mà nhiều người Việt xa xứ mong muốn là về VN để đi du lịch trong nước. Về nước là muốn được sống trong không gian Việt, ăn thức ăn Việt và tắm đẫm văn hóa Việt. Để có những điều đó, đi du lịch là con đường ngắn nhất, lý thú nhất.

Chúng ta có gần 2 triệu khách hàng tiềm năng cộng thêm gấp nhiều lần 2 triệu đó nữa, bởi vì hầu hết Việt kiều về quê hương đều có gia đình và mong muốn đưa các thành viên trong gia đình họ đi du lịch đây đó trong nước - như một quà tặng giản dị mà sâu sắc.
Đó là một thị trường còn bỏ trống của các nhà làm tour du lịch VN hiện nay. Có tour cho Tây ba-lô, có tour cho khách Việt, khách nước ngoài nhưng tour cho Việt kiều thì hiếm thấy.

Tại Mỹ, việc xúc tiến du lịch VN từ phía Tổng cục Du lịch hầu như rất hiếm trong lúc hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức quảng bá mạnh mẽ. Ngay như Thái Lan, một nước láng giềng của chúng ta cũng quảng cáo mạnh mẽ và liên tục chào tour, giảm giá đến kinh ngạc.

Tiềm năng là như thế nhưng đến nay, theo đánh giá của chúng tôi, ngành du lịch VN vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch VN mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia.
Chúng tôi có may mắn đã từng đi du lịch khá nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, nhận thấy điều cơ bản nhất mà du lịch VN đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu. Trong đó quan trọng nhất là sự kết hợp hiệu quả của các hiệp hội liên quan: từ khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông đến siêu thị và các điểm du lịch. Tất nhiên, quản lý và điều tiết, thậm chí "phân xử" những quan hệ đó là chính phủ. Sự lãnh đạo khái quát nhưng bao quát và hiệu quả đã giúp các hiệp hội tự bơi nhưng không đuối sức và đảm bảo được mục tiêu quốc gia.

Để VN có được một thương hiệu sản phẩm du lịch mang tầm cỡ, không phải là chuyện một ngày một bữa. Không thể mở mắt sau một đêm đã có thể có một lâu đài. Nhưng, nếu không bắt đầu từ một viên gạch, ta sẽ khó lòng xây được một tòa lâu đài. Viên gạch đầu tiên đó chính là một cuộc gặp gỡ đích thực, hiệu quả của các nhà liên quan đến du lịch: nhà khách, nhà hàng, nhà chợ, nhà giao thông dưới sự chủ trì của chính phủ. Chính phủ phải can thiệp hiệu quả hơn nữa để tạo nên sự kết nối giữa các nhà, để họ hiểu thuyền lên thì nước lên. Từ đó, vạch ra chiến lược phát triển du lịch VN từng bước một. Mà, điều quan trọng nhất phải là chấn chỉnh ngay tình trạng chặt chém khách du lịch hiện đang trở thành vấn nạn phổ biến. VN hiện là một điểm đến bình yên vì không chiến tranh, không khói súng. Nhưng như vậy chưa đủ. Sự bình yên thật sự cho du khách phải là cảm giác được thanh thản ngắm thiên nhiên đẹp mà lòng không lo âu về những chuyện này nọ do đội ngũ làm du lịch nghiệp dư gây ra. Phải làm thế nào để mọi thành phần tại các địa phương có sản phẩm du lịch hiểu rằng nếu anh làm cho du khách một đi không trở lại thì cũng chính là anh đang đập bể nồi cơm của mình.

Những điều mà phóng viên báo Thanh Niên phát hiện trong các số báo vừa qua không phải là cá biệt. Thậm chí, bản thân tôi còn gặp những chuyện "kinh dị" hơn như thế.

Để có một thương hiệu du lịch VN, đó quả là chuyện dài nhiều tập. Một cuộc hiến kế do báo Thanh Niên khởi động với sự tài trợ của các nhà làm du lịch VN, tại sao không?

James Nguyễn

Du lịch Việt Nam còn quá nhiều điểm yếu

Du lịch VN còn ở quy mô nhỏ, chưa có một cơ quan lớn mạnh để xây dựng những khu vui chơi du lịch tầm cỡ, quảng bá, phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ ngành du lịch, đội ngũ những nhà khoa học tìm hiểu và thu thập các di sản văn hoá VN

Người gửi: Thanh Tùng,
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: Về du lịch Việt Nam

Đọc bài viết về bộ phim của Nhật giới thiệu về du lịch Việt Nam tôi cảm thấy rất vui vì người nước ngoài đã quan tâm tới du lịch Việt Nam. Họ đã chủ động làm phim về du lịch VN, và đó cũng là cách họ giúp đỡ du lịch VN quảng bá với toàn thế giới.

Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy du lịch VN còn có quá nhiều điểm yếu cần khắc phục để theo kịp các nước khác trong khu vực và thế giới. Đó là du lịch VN còn ở quy mô nhỏ, chưa có một cơ quan lớn mạnh để xây dựng những khu vui chơi du lịch tầm cỡ, quảng bá, phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ ngành du lịch, đội ngũ những nhà khoa học tìm hiểu và thu thập các di sản văn hoá VN.

Trước mắt, VN cần chú trọng tới công tác phục vụ, nghỉ ngơi, ăn uống sao cho thái độ phục vụ của nhân viên thật tốt, cởi mở, lịch sự, nhã nhặn, ăn nói nhẹ nhàng, tính tiền phục vụ, thức ăn, gửi xe đúng theo mức giá chung do nhà nước quy định. Ở những nơi công cộng có biển báo nhắc nhở không nói tục chửi bậy, khạc nhổ, ăn kẹo cao su, đái bậy, ăn xin, chèo kéo bán hàng rong. Thêm nữa để phục vụ khách nước ngoài chúng ta nên đặt các biển báo chỉ đường, chỉ hướng nhà hàng, khách sạn, chỗ vui chơi, ăn uống bằng tiếng Anh (nếu cần có thể cả tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc hay tiếng Pháp).

Người gửi: brissy nguyen,
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: Tai sao mot ca nhan lam duoc dieu ma ca tong cuc du lich khong lam duoc?

Kính gửi quý báo,

Trong email này tôi chỉ đặt ra câu hỏi trên mà thôi. Hãy như bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ai không làm được thì đừng làm nữa làm gì.

Thân,
Brissy

Cơ hội cho Du lịch Việt Nam

du lich viet nam- Với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì sự thịnh vượng chung”, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 đã chính thức diễn vào ngày 12/10 đến ngày 18/10 với sự tham dự của hơn 200 bộ trưởng và quan chức thuộc ngành du lịch của 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng với 3 tổ chức quan sát viên APEC: ASEAN, Hội đồng hợp tác kinh tế các quốc đảo Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF), và một số tổ chức du lịch khu vực và thế giới (PTA, WTO, WTTC)…

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 là cơ hội để các thành viên đánh giá tính hiệu quả của các dự án trong khuôn khổ 4 mục tiêu chính sách của Hiến chương du lịch APEC đã được thông qua từ năm 2000 của Hội nghị lần thứ nhất tại Hàn Quốc. Theo đó, sau 6 năm, nhiều dự án đã được triên khai thực hiện các mục tiêu trên. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch toàn cầu hiện nay, cần thiết phải có nhiều hơn nữa các đề xuất từ các nền kinh tế thành viên nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án.

Tại Hội nghị, báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả dự án của Nhóm công tác du lịch TWG (Tourism Working Group) về những vấn đề đang đặt ra đối với du lịch APEC như bảo đảm an ninh cho du khách, chính sách phát triển du lịch, các biện pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong khu vực, đẩy mạnh trao đổi về du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm phát triển du lịch bền vững.v.v. sẽ là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác du lịch APEC cùng với việc thảo luận và thông qua nội dung triển khai ưu tiên của Năm APEC 2006 về du lịch.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng sẽ thảo luận một số sáng kiến của các nền kinh tế thành viên về tăng cường hợp tác du lịch APEC trong đó Việt Nam đóng góp một số sáng kiến như: Tổ chức Hội chợ du lịch APEC hàng năm, tổ chức diễn đàn đầu tư du lịch APEC, mở các tuyến đường bay trực tiếp nối liền các di sản thế giới của các nước thành viên.

Hội nghị cũng sẽ thông qua “Tuyên bố Hội An về tăng cường hợp tác Du lịch APEC”, khẳng định quyết tâm của các bộ trưởng trong thúc đẩy hợp tác du lịch, coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác của APEC, khuyến khích các nền kinh tế thành viên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu chuẩn hóa dịch vụ, sớm áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch, tăng cường phối hợp giữ khu vực nhà nước và tư nhân trong phát triển du lịch, chia sẻ thông tin.v.v.

Tác động của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 (TMM) đến du lịch Việt Nam hết sức to lớn, bởi hầu hết các thị trường nguồn du lịch Việt Nam đều nằm trong khu vực APEC. Việc tổ chức TMM sẽ tạo điều kiện củng cố, thúc đẩy và tăng cường hợp tác du lịch song phương và đa phương với các nền kinh tế thành viên APEC, tạo cơ sở khai thác tốt hơn nữa nguồn lức bên ngoài phục vụ phát triển du lịch.

Đây cũng là dịp để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam - “Một điểm đến hai di sản thế giới”, góp phần tạo nên hình ảnh đậm nét về một nước Việt Nam năng động cởi mở, mến khách và là một điểm đến an toàn, hấp dẫn với du khách khu vực và quốc tế. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để du lịch Việt Nam nâng cap chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh thu hút du khách trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt nam gia nhập WTO.

Bảo Chương

Khẩu hiệu du lịch Việt Nam đã lỗi thời

Năm 2004, ngành du lịch VN vẫn giữ khẩu hiệu "VN - điểm đến của thiên niên kỷ mới" và biểu tượng "Nụ cười VN", có từ năm 2000. Theo nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, lời mời gọi trên đã lạc hậu, không còn sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế.du lich viet nam

Giám đốc một hãng lữ hành lớn ở TP HCM cho biết, hơn một năm nay, hãng của ông đã không dùng khẩu hiệu "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới" và biểu tượng "Nụ cười Việt Nam" của Tổng cục Du lịch khi quảng bá tour. Nguyên nhân là khẩu hiệu này đã không còn gây ấn tượng với du khách. "Sau ảnh hưởng của dịch SARS và cúm gà, các quốc gia trong khu vực đều đã thay đổi khẩu hiệu du lịch để tạo sức hấp dẫn mới. Tôi không hiểu sao ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thay đổi", ông nói.

Theo Phó giám đốc Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Toserco) Mai Tiến Dũng, khẩu hiệu du lịch giống như một sản phẩm quảng cáo, luôn đi kèm với một chiến lược kinh doanh mới. Do vậy, cần phải thay đổi khẩu hiệu khi không còn gây chú ý với du khách. "Khẩu hiệu quá cũ sẽ giảm chức năng quảng bá du lịch ở tầm quốc gia. Khi khách không chú ý đến Việt Nam, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng", ông Dũng nói.

Không chỉ doanh nghiệp du lịch, nhiều khách quốc tế cũng tỏ ý ngạc nhiên khi đến năm 2004, du lịch Việt Nam vẫn còn giữ khẩu hiệu: "Chào thiên niên kỷ mới". Anh Hayles, một doanh nhân người Anh, cho biết: "Năm 2000, lần đầu tiên đến Việt Nam tham dự Fetival Huế tôi rất thích biểu tượng cô gái áo dài, nón lá với lời mời gọi Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới. Sau 4 năm trở lại, tôi hy vọng du lịch Việt Nam sẽ có những hình ảnh mới, nhưng mọi thứ vẫn như cũ".

Còn theo Tổng giám đốc khách sạn Melia Hanoi Alfonso Romero, cứ sau 2 năm, ngành du lịch nên thay đổi một khẩu hiệu và chiến lược kinh doanh mới. "Khẩu hiệu hiện nay của du lịch Việt Nam rất hay nhưng đã sử dụng khá lâu. Các bạn cần phải làm mới hình ảnh của đất nước mình để tạo sức hút mới với khách quốc tế", ông Romero nói.

Trao đổi với VnExpress, một quan chức Tổng cục Du lịch cho biết, cơ quan này đã tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng và khẩu hiệu du lịch. Họa sĩ được đề nghị không thể hiện một gương mặt cụ thể mà sẽ cách điệu dựa trên cơ sở hình tượng cô gái Việt Nam mặc áo dài, đội nón lá. Ban tổ chức đã chọn được 2 mẫu vào chung kết, nhưng không hiểu vì lý do gì chưa công bố chính thức. "Khi công bố khẩu hiệu mới cũng đồng nghĩa với việc đưa ra chiến lược kinh doanh, quảng bá mới. Tôi cho rằng, ngành du lịch chậm trễ có lẽ vì chưa xây dựng xong chiến lược kinh doanh", vị quan chức này nói.

Khẩu hiệu “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” và biểu tượng "Nụ cười Việt Nam" chính thức được sử dụng từ năm 2000. Ngay sau khi có khẩu hiệu này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 20% so với năm 1999, đạt 2,1 triệu. Lượng khách trong năm 2001, 2002 tiếp tục tăng lên 2,3 triệu và 2,6 triệu người. Do ảnh hưởng của dịch SARS, lượng khách năm 2003 đã giảm xuống chỉ còn 2,2 triệu. Tại nhiều nước trên thế giới, lượng khách quốc tế cũng thường tăng nhanh sau khi ngành du lịch đưa ra những chiến dịch quảng bá mới, hấp dẫn.

Việt Anh

Du lịch và ẩm thực Việt Nam

Cùng với lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, nghệ thuật ẩm thực Việt Nam cũng ngày càng được quan tâm và đánh giá cao. Các nhà hàng Việt Nam, festival ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài thu hút nhiều thực khách; ngày càng nhiều du khách có nhu cầu đến Việt Nam đi du lịch kết hợp tìm hiểu ẩm thực, đặc biệt để học nấu món ăn Việt Nam. Có người học để biết, làm quen với một khẩu vị mới, có người học nấu ăn như một nghề để mưu sinh.

Trước đây, Fiditourist, công ty lữ hành Saigontourist đã tổ chức những tour du lịch kết hợp tìm hiểu ẩm thực Việt Nam cho du khách nước ngoài vào dịp tết Nguyên đán. Tham gia tour này, du khách có thể tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng với các gia đình và thưởng thức tại chỗ món ăn mình vừa chế biến. Nắm bắt nhu cầu muốn tìm hiểu, học nấu ăn của du khách ngày càng tăng, mới đây, Saigontourist đã chính thức đưa vào khai thác tour xuyên Việt kết hợp tìm hiểu ẩm thực Việt Nam. Tour đầu tiên dành cho nhóm du khách Australia tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua đã rất thành công. Chương trình kéo dài nửa tháng. Bên cạnh việc tham quan các thắng cảnh, nghỉ ngơi, du khách được học nấu các món ăn đặc trưng của ba miền Việt Nam.

Ông Trương Hoàng Phương, Phó phòng Kế hoạch - Nghiên cứu và Phát triển của Saigontourist, cũng là người thiết kế tour cho biết: "Thiết kế tour du lịch kết hợp học nấu ăn phải chú ý tìm hiểu những nét đặc trưng của từng món ăn. Đây cũng là cách quảng bá nghệ thuật ẩm thực Việt Nam rất hiệu quả. Du khách phải được hòa mình trong môi trường sinh hoạt của người Việt Nam, ở chung với gia đình người Việt, được đi chợ lựa chọn thực phẩm và nấu theo phong cách truyền thống Việt Nam thì mới có thể cảm nhận được nét văn hóa Việt Nam qua từng cách nấu và hương vị các món ăn. Chương trình không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo cơ hội đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà còn có thể kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách tại Việt Nam".

Từ năm 2002 đến nay, Saigontourist đã tổ chức tour kết hợp tìm hiểu ẩm thực cho khoảng 20 đoàn khách nước ngoài, đối tượng là du khách muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam và đầu bếp hoặc chủ nhà hàng muốn biết thêm món ăn để bổ sung thực đơn cho nhà hàng của mình. Du khách được học nấu những món dễ làm như ốc hấp, chả giò, canh chua, thịt kho, bánh ướt...; khách được đi chợ Bến Thành, chợ Cũ, Phạm Văn Hai để chọn mua thực phẩm, được chỉ cách lựa thịt cá ngon, rau tươi, trả giá...; học nấu ăn tại nhà dân hoặc Trường Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn. Tour kết hợp học nấu ăn thường từ một buổi đến hai ngày (một, hai món). Tour chuyên đề nấu ăn dài ngày hơn, với 15 đến 20 món, học xong có giấy chứng nhận của trường, giá khoảng 80 USD/nhóm 4 khách.

Tour học nấu ăn tại gia

Chị Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân - một đầu bếp nổi tiếng, người hướng dẫn nấu ăn trên truyền hình TP Hồ Chí Minh đã có hơn mười năm dạy nấu ăn cho du khách nước ngoài. Căn nhà của chị (số 344/493 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình) như một studio với 25 bếp và nhiều "đạo cụ", có thể dạy nấu ăn cùng lúc cho 35 người. Trung bình mỗi tháng, chị Vân dạy nấu ăn cho 10-25 đoàn khách, có đoàn hai người, đoàn 30 người. Chị Vân dẫn khách đi chợ Bến Thành - nơi có đầy đủ các loại thực phẩm, đến chợ Bình Tây, chợ An Đông chị không chỉ hướng dẫn khách mua thực phẩm mà còn giới thiệu với họ nét văn hóa chợ sỉ Việt Nam. Tích lũy nhiều kiến thức, ưu thế vốn là một giáo viên dạy văn, giỏi tiếng Anh... đã giúp những bài học nấu ăn của chị phong phú, có hồn hơn.

Theo chị Vân, hiện nay ẩm thực Việt Nam được nhiều thực khách quốc tế ưa thích, được xếp loại "ẩm thực sức khỏe" do món ăn Việt Nam nhẹ, ít béo, nhiều rau, gia vị không tạp. Cách ăn, món nào ăn với rau nào, nước chấm gì, mấy chục loại rau, củ đều có thể làm gỏi, mấy chục loại nước chấm, cách trình bày món ăn... với du khách là cả một sự khám phá.

(Theo Báo Nhân Dân)

Du lịch Việt Nam "hụt" mạnh lượng khách quốc tế

Năm 2010, ngành du lịch đề ra chỉ tiêu thu hút 4,2 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn chỉ tiêu của năm 2009

Không đạt chỉ tiêu

Tại hội nghị triển khai công tác văn hoá, thể thao và du lịch năm 2010 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 28/12, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Tiến Thọ cho hay, trong 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2009, hầu hết đều đạt và vượt mức đề ra, riêng chỉ tiêu đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế chỉ đạt 88,3%.

Mô tả ảnh.
Du khách tàu biển 5 sao Costa Classica thuộc hãng tàu biển lớn nhất châu Âu Costa Croiciere S.p.A đến Đà Nẵng giữa háng 12/2009 Ảnh: HC

Nguyên nhân không đạt chỉ tiêu trước hết là do chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế thế giới. Người dân các nước thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu đi du lịch hoặc lựa chọn các thị trường gần, các kỳ nghỉ ngắn ngày, ưu tiên dịch vụ giá rẻ.

Rất nhiều nước coi ngành du lịch là một trong những động lực để kéo nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nên đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch quốc tế khiến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, từ đầu tháng 1/2009, ngành du lịch đã triển khai chương trình kích cầu “Ấn tượng Việt Nam” (giảm giá 30-50% áp dụng từ tháng 1 – 12/2009 cho các tour trọn gói). Nếu trước đây, việc giảm giá chỉ riêng lẻ từng khách sạn, công ty lữ hành thì năm nay đồng loạt 37 công ty lữ hành, 61 khách sạn lớn, 3 hãng vận chuyển cùng 16 cửa hàng mua sắm đã tham gia ký kết thực hiện giảm giá.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trần Chiến Thắng cho biết thêm, nhiều chương trình truyền thông lớn cũng được thực hiện như lần đầu tiên quảng bá hình ảnh VN trên kênh truyền hình BBC World, lần thứ hai trên kênh CNN, thông qua kênh StarWorld giới thiệu văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, con người VN nhân cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới, quảng bá trên taxi London, mời nhiều đoàn nhà báo nước ngoài vào tìm hiểu thực tế để giới thiệu về VN...

Theo Bộ VH-TT-DL, các biện pháp này đã giúp ngành du lịch ngăn được đà suy giảm khách quốc tế và tạo cú “lội ngược dòng” ngoạn mục vào cuối năm 2009. Tháng 11 có 387.872 lượt khách quốc tế đến VN, tăng 38,6% so với tháng 11/2008 và tăng tới 70,6% so với tháng 10/2009. Lúc này, lượng khách quốc tế đến VN vẫn còn giảm 12,3% so cùng kỳ năm trước. Qua tháng 12, ước có khoảng 400.000 lượt khách quốc tế vào VN, nhờ vậy đã đưa mức giảm của cả năm xuống còn 11,5%.

Thiếu chiến lược xúc tiến

Tuy lạc quan về khả năng hồi phục của các thị trường du lịch sau khủng hoảng nhưng trong kế hoạch năm 2010, Bộ VH-TT-DL chỉ đề ra chỉ tiêu đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, giảm 100.000 lượt so với chỉ tiêu của năm 2009. Đồng thời kiến nghị Chính phủ tăng mức đầu tư cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch (năm 2009 được cấp 25 tỷ), tăng mức đầu tư cho Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2010 và tiếp tục kéo dài chương trình này trong giai đoạn 2011 – 2015.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhẩm tính, với 3,8 triệu lượt khách trong năm 2009, trung bình một DN có… 13 người/ngày. Như vậy là còn quá ít. Nếu mỗi công ty phấn đấu nâng mức thu hút, phục vụ khách quốc tế lên 20 người/ngày thì cả năm VN sẽ có được 5,7 triệu lượt khách. Điều này nằm trong tầm tay, nhưng vấn đề là phải nâng tầm và phát huy được năng lực của các doanh nghiệp du lịch.

Ông cũng đồng ý nâng mức đầu tư cho Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2010 lên 30 tỷ đồng.

Theo nhiều ý kiến tham luận tại hội nghị, năm 2008, VN đón được 4,235 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 0,15% so với năm 2007, nhưng qua năm 2009 đã giảm tới 11,5% là một mức giảm rất sâu. Ngoài các nguyên nhân khách quan thì một trong những nguyên nhân chủ quan là chương trình xúc tiến du lịch quốc gia vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, không chỉ bởi khó khăn về kinh phí.

Đánh giá về Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trong 2 năm 2008 – 2009, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp cho hay, vẫn còn thiếu một chiến lược xúc tiến quảng bá cho ngành du lịch VN. Do đó, việc xác định thị trường mục tiêu và các hoạt động xúc tiến chủ yếu thực hiện dựa trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động (như tham gia với các Bộ, ngành khác).

“Một số hoạt động xúc tiến chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa gây được ấn tượng mạnh đối với khách du lịch tiềm năng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan du lịch quốc gia với các Bộ, ngành liên quan, với các địa phương, doanh nghiệp. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt là ở nước ngoài!” – bà Hoàng Thị Điệp nhận định.

Từ thực tế đó, lãnh đạo Tổng cục Du lịch kiến nghị Bộ VH-TT-DL giao cho Tổng cục Du lịch làm đầu mối xây dựng chiến lược quảng bá du lịch giai đoạn 2010 – 2020. Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện để ngành du lịch nghiên cứu, tiếp cận và triển khai xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; phối hợp dodòng bộ trong nước nhằm tạo sức mạnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

  • Hải Châu

Du lịch Việt Nam: Đánh thức tiềm năng

Tiềm năng du lịch của ta được ví như cô gái đẹp chìm đắm trong giấc ngủ dài, bỗng một ngày kia, chiếc gậy thần hội nhập đã đánh thức nàng dậy.
du lich viet nam
Một dáng hình tuyệt đẹp uốn cong từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau. Núi non trùng điệp với nhiều điểm du lịch khám phá hấp dẫn: Sa Pa, Điện Biên, Mai Châu, Thác Bà, Thác Mơ, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bà Nà... Hơn 3.000 km bờ biển trải êm theo chiều dài đất nước với nhiều bãi biển đẹp: Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bãi Cháy...

Không ít danh lam thắng cảnh, giá trị văn hoá được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế... và mới đây là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Biến tiềm năng thành... tiền mặt

16 triệu lượt khách du lịch nội địa; 3,43 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Chỉ vài năm trước, đó là một con số không tưởng. Thành công ấy có được trước hết là nhờ chính sách lớn của nhà nước về phát triển du lịch; sự nỗ lực của ngành du lịch với những chiến lược xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ ở cả trong nước và nước ngoài. Nó cũng là kết quả của sự chuyển mình tích cực của các cấp chính quyền địa phương và người dân từ trong nhận thức đến hành động để tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, hấp dẫn.

Chưa có con số thống kê chính thức nhưng chắc chắn ngành công nghiệp không khói này đã đem lại hàng triệu việc làm cho người lao động. Với đà tăng trưởng xấp xỉ 20 % trong những năm gần đây, doanh thu của toàn ngành ước tính đạt khoảng 30 ngàn tỷ đồng/năm.

Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành, nghề khác: hàng không, giao thông đường bộ, khách sạn, thủ công, mỹ nghệ... ở các nước có ngành du lịch phát triển, nếu nền kinh tế của quốc gia đó là một đoàn tàu thì ngành du lịch chính là đầu tàu. Chưa nói đâu xa, ngay nước láng giềng Thái Lan, doanh thu từ du lịch mỗi năm cũng đạt tới trên 10 tỷ USD và lợi ích từ rất nhiều các dịch vụ "ăn theo" khác.

Ngành kinh tế mũi nhọn

Ưu tiên phát triển du lịch, tạo những điều kiện tốt nhất để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là vấn đề lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhưng du lịch là một ngành tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp... nên sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong mọi hoạt động là vô cùng cần thiết. Xin đơn cử một ví dụ: các tour du lịch đến Thái Lan vài năm gần đây đã giảm giá đến mức khó tin (một tour 4 - 5 ngày từ Việt Nam sang Thái chỉ trên dưới 200 USD/người).

Giá vé máy bay cũng được giảm đáng kể. Đáp lại "thiện tình" ấy là lượng khách quốc tế đến Thái Lan tăng đột biến: khoảng gần 20 triệu lượt người/năm. Điều đó cho thấy, vai trò điều tiết của Chính phủ là vô cùng quan trọng.

Ngoài các vấn đề mang tính cốt lõi để phát triển du lịch bền vững như đảm bảo an ninh, trật tự; nhiều sản phẩm du lịch cho khách lựa chọn; khai thác du lịch kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên... thì vấn đề "đối xử" với khách du lịch cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân khách. Hiện nay, mặc dù đã được cải thiện nhưng ở ta vẫn còn tồn tại một nghịch lý khá nhức nhối: ngành du lịch thì cố sức để kêu gọi khách đến với "nụ cười Việt Nam", nhưng ở trong nước, ta lại thi nhau đưa họ lên "máy chém".

Chế độ "hai giá" hiện vẫn còn tồn tại một cách chính thống và không chính thống. Dịch vụ tại các khách sạn, nhà hàng và tại các điểm du lịch, trên đường phố thì... cứ dạo một vòng sẽ biết khách du lịch bị chặt, chém tới cỡ nào?!

Để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn thì những vấn đề lớn (và tưởng là nhỏ) trên cần phải được giải quyết và giải quyết càng sớm càng tốt.

Trần Minh - Việt kiều Canada: Hạnh phúc vì được sống ở VN

Tôi sang Canada năm 6 tuổi. Việt Nam trong trí nhớ của tôi là những kỷ niệm hết sức mờ nhạt. Nhờ chuyến du lịch xuyên Việt năm 1998, tôi biết được cuộc sống thực tế ở Việt Nam, hơn thế nữa, tôi đã được gặp bà con họ hàng ruột thịt và thực sự biết đến tình cảm quê hương dành cho mình. Nay tôi đã chọn Việt Nam là nơi dừng chân.

Hiện tôi làm việc cho tập đoàn Exo Platform về công nghệ thông tin tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội thật thú vị. Văn hoá đặc sắc. Khí hậu dễ chịu. Con người thân thiện, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau... Tôi có rất nhiều bạn tốt và đó là một trong những lý do tôi không muốn xa Việt Nam.

Tết vừa qua là cái Tết đầu tiên tôi ở Việt Nam. Thật không thể tả nổi sự sung sướng hạnh phúc của tôi khi được hoà mình vào không khí Tết ở quê nhà. Tôi được bạn dẫn đi thăm vườn đào ven sông Hồng. Đó là vườn hoa lớn và đẹp nhất mà tôi từng nhìn thấy trong đời.

Thu nhập của tôi ở Việt Nam thấp hơn ở Canada rất nhiều nhưng bù lại, giá cả, dịch vụ rẻ nên tôi không những đủ trang trải cho cuộc sống của mình mà còn có điều kiện để du lịch trong nước. Du lịch khám phá là niềm đam mê lớn của tôi và ở Việt Nam, tôi thấy hạnh phúc vì được thoả mãn niềm đam mê đó.

Trần Thị Liên - Việt kiều Canada: Thú vị nhất là du lịch... về nhà mình

Tôi xa Hà Nội từ năm 1979. 11 năm sau, tôi trở về nước lần đầu tiên. Lúc đầu chỉ là thăm dò xem đất nước đã thay đổi thế nào, sau thấy chính sách nhà nước cởi mở, có sự quan tâm đặc biệt đến bà con Việt kiều, tôi cùng với gia đình trở về thường xuyên hơn. Mấy năm gần đây, vợ chồng tôi được nghỉ hưu nên năm nào chúng tôi cũng về Việt Nam.

Mùa đông ở Vancouver (Canada) rất lạnh, nhiều người thường đi du lịch ở các nước có khí hậu ấm áp để tránh rét. Vợ chồng tôi cũng như nhiều Việt kiều ở Canada thì lại chọn các tour du lịch về nguồn - vừa được thăm hỏi bà con họ hàng ruột thịt, vừa được đi khắp trong Nam ngoài Bắc.

Điều kiện sống tại các gia đình ở ta bây giờ đã rất khá, nhiều người có mức sống cao thậm chí còn hơn cả đời sống của phần lớn bà con Việt kiều ở hải ngoại. Thật thú vị khi chúng tôi vừa được hưởng cuộc sống đầy đủ tại các gia đình, vừa được hưởng những dịch vụ tuyệt vời mà ở Canada không bao giờ dám mơ tới. Phải nói là nước mình có rất nhiều điểm du lịch đẹp, giá cả lại cực rẻ, dịch vụ tốt…

Chúng tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, thấy không đâu hấp dẫn bằng nước mình. Điều mong muốn duy nhất của chúng tôi là có sức khoẻ để hàng năm được về với quê hương.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử)

Bài đăng phổ biến